Xây dựng thương hiệu "Gạo Phú Thiện": Giải pháp nâng cao thu nhập cho nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thảo khoa học “Quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận gạo Phú Thiện-Gia Lai” do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Phú Thiện tổ chức mới đây đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp về lúa gạo hàng đầu cả nước đến dự. Đa số ý kiến cho rằng, huyện Phú Thiện hội đủ tiềm năng để sản xuất lúa gạo hàng hóa quy mô lớn, nhưng phải xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện” để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tiềm năng to lớn
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia hàng đầu cả nước về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo cho rằng, huyện Phú Thiện hội đủ 3 yếu tố là “thiên-địa-nhân” để sản xuất lúa gạo hàng hóa quy mô lớn, nâng lên tầm quốc gia, quốc tế. Trong đó, huyện có diện tích lúa nước lớn nhất Tây Nguyên với hơn 6.000 ha, lại được cấp nước bằng hệ thống tự chảy của công trình thủy lợi Ayun Hạ nên mỗi năm làm được 2 vụ lúa thuận lợi. Cánh đồng lúa của huyện tập trung, liền thửa trải dài là điều kiện thuận lợi để tích tụ ruộng đất, tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn một giống, điều mà rất nhiều địa phương trong cả nước loay hoay nhiều năm nhưng chưa giải quyết được.
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao bằng công nhận “Nhãn hiệu chứng nhận gạo Phú Thiện-Gia Lai” cho lãnh đạo UBND huyện Phú Thiện. Ảnh: P.S
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao bằng công nhận “Nhãn hiệu chứng nhận gạo Phú Thiện-Gia Lai” cho lãnh đạo UBND huyện Phú Thiện. Ảnh: P.S
Người nông dân huyện Phú Thiện cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm lâu năm về sản xuất lúa nước. Từ năm 2012, Huyện ủy Phú Thiện đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”. Hàng năm, địa phương đều ưu tiên kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ nông dân duy trì và nhân rộng diện tích cánh đồng lúa lớn một giống lên 1.200 ha với bộ lúa giống ổn định năng suất cao, chất lượng khá gồm các giống: LH12, OM4900 và TBR225. Cùng với đó, yếu tố thời tiết phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa (mùa khô kéo dài, số ngày nắng nhiều hơn ngày mưa); độ bức xạ mặt trời mạnh và biên độ nhiệt dao động lớn trong mùa khô đã tạo cho gạo Phú Thiện có chất lượng cao thuộc nhóm đứng đầu cả nước…
Năng suất lúa trên cánh đồng Phú Thiện đạt bình quân 8,5 tấn/ha; tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2019 đạt hơn 100.000 tấn. Trong đó, hầu hết sản lượng lúa dùng để bán. Thị trường tiêu thụ đã được hình thành thông qua hoạt động thu mua của thương lái; có trường hợp mua tới hơn 100 tấn lúa/năm. Sản phẩm gạo Phú Thiện đã có mặt ở một số thị trường lớn trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đak Lak, Kon Tum… Đặc biệt, mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng chứng nhận “Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện-Gia Lai” đã định danh gạo Phú Thiện trên bản đồ lúa gạo cả nước; khẳng định quyền được bảo hộ mặt hàng gạo Phú Thiện trên toàn quốc và mở ra cơ hội để “Gạo Phú Thiện” vươn xa ra các thị trường lớn hơn. Trong báo cáo đề dẫn hội thảo, ông Rơ Chăm La Ni-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cũng đã khẳng định: “Đây là bước đột phá, mở ra cơ hội to lớn và là bước ngoặt đối với người dân trồng lúa, các hợp tác xã, các doanh nghiệp kinh doanh, các nhà sản xuất, chế biến gạo Phú Thiện nói riêng và đối với người nông dân trong toàn tỉnh nói chung”. 
Hướng đến xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”
Theo PGS-TS. Nguyễn Văn Hoan-Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các yếu tố thuận lợi đã nêu chính là tiền đề để xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khu vực Tây Nguyên và vươn ra cả nước. Tuy nhiên, để có nền sản xuất lúa bền vững, có thương hiệu gạo đích thực thì ngành sản xuất lúa gạo của Phú Thiện còn đứng trước những thách thức không nhỏ.
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan cho rằng, để phát huy “Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện-Gia Lai” và hướng đến xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện” nhằm tăng thu nhập cho người trồng lúa thì phải tổ chức lại sản xuất. Lâu nay, nông dân Phú Thiện sản xuất lúa theo hộ gia đình, mua bán tự do cho thương lái thì nay phải hình thành và đi ngay vào hoạt động công ty chuyên biệt về sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo; hình thành hiệp hội các nhà sản xuất lúa gạo chất lượng cao. “Các hộ nông dân, hợp tác xã là thành viên của hiệp hội. Các thành viên của hiệp hội cùng là đối tác của công ty để đảm bảo tính bền vững của đầu vào, đầu ra. Các thành viên của hiệp hội cùng cam kết và thực hiện gieo cấy giống có cấp xác nhận để giúp sản phẩm làm ra có độ đồng đều cao. Họ còn cùng nhau thực hiện “3 giảm, 3 tăng”, cùng cơ giới hóa, sử dụng bộ giống mới chất lượng gạo mềm, thơm, ngon. Bằng các giải pháp đồng bộ này, hiệp hội sẽ góp phần làm cho sản xuất lúa gạo bền vững”-PGS-TS. Nguyễn Văn Hoan cho hay.
Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa. Ảnh: Đức Thụy
Người dân huyện Phú Thiện thu hoạch lúa. Ảnh: Đức Thụy
Cũng theo PGS-TS. Nguyễn Văn Hoan, người nông dân huyện Phú Thiện phải thay đổi cách gieo sạ lâu nay tốn nhiều lúa giống (189-190 kg/ha) bằng cách ươm mạ theo khay và cấy bằng máy chỉ tốn 100-110 kg/ha. Bên cạnh đó, nông dân phải dùng lúa giống xác nhận do công ty chuyên về giống cung cấp… Hội đủ các yếu tố đó sẽ giúp cây lúa chắc khỏe, đẻ nhánh tốt, đạt năng suất tối đa 13 tấn/ha chứ không phải 8,5 tấn như hiện nay và quan trọng hơn là sẽ có hạt lúa đồng đều đạt tỷ lệ 98%. Đây là yếu tố tiên quyết để xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.
Cùng quan điểm, ông Trần Mạnh Báo-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed-cho rằng: Việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận “Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện-Gia Lai” mới chỉ là yếu tố ban đầu, để xây dựng thương hiệu gạo còn là một chặng đường dài gian nan. “Điều kiện tự nhiên thuận lợi và ý chí của chúng ta mới chỉ là yếu tố cần. Quan trọng hơn, huyện Phú Thiện phải xây dựng cho được quy trình sản xuất lúa gạo sạch, an toàn và công khai, minh bạch từ khâu gieo cấy, chăm sóc cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói gạo đưa ra thị trường. Thương hiệu gạo là của tập thể, trong đó 3 yếu tố cấu thành là công ty, hợp tác xã và người nông dân. Cả 3 phải cùng thống nhất tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đó và bình đẳng về lợi nhuận thu được”-ông Báo nhấn mạnh.
Khẳng định ủng hộ chủ trương xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, bà Nguyễn Thị Sen-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-cho biết, bà là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên-đơn vị chủ đầu tư Nhà máy chế biến gạo Phú Thiện. Nhà máy có vốn đầu tư 111 tỷ đồng, công suất chế biến 6 tấn lúa/giờ; hiện đang thi công nhà điều hành, nhà xưởng. “Chậm nhất là quý III-2020, nhà máy bắt đầu vận hành sản xuất. Chúng tôi đồng hành cùng với chính quyền, doanh nghiệp, các hợp tác xã và người nông dân trong hành trình xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa”-bà Sen thông tin. 
Ông Lưu Đức Thanh-Giám đốc Trung tâm thẩm định, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế (Cục Sở hữu trí tuệ) cho rằng: Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện là chủ sở hữu “Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện-Gia Lai”. Vì vậy, trước mắt, huyện nên bắt tay quảng bá rộng rãi nhãn hiệu này để gạo Phú Thiện được mọi người biết đến, đưa vào các siêu thị lớn, có điều kiện vươn xa ra thị trường cả nước.
Xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện” là niềm mong mỏi của người dân và chính quyền huyện Phú Thiện. Việc trước mắt, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên thì UBND huyện Phú Thiện phải quản lý, khai thác tốt “Nhãn hiệu chứng nhận gạo Phú Thiện-Gia Lai” để hướng tới tăng thu nhập cho nông dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh phải vào cuộc cùng với huyện Phú Thiện xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, trước hết là kết nối với các doanh nghiệp và các nhà khoa học để hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tăng thu nhập.
PHƯƠNG SANG

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.