Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên buôn làng mình.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 31/5/2025, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 8.537,9 tỷ đồng, với hơn 162.582 khách hàng dư nợ; trong đó riêng huyện Ea Súp có tổng dư nợ tín dụng chính sách gần 600 tỷ đồng, với hơn 15.000 khách hàng dư nợ.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói, huyện Ea Súp nói riêng.
Đến cuối năm 2024, tỉnh Đắk Lắk còn 34.434 hộ nghèo, chiếm 6,38% và 27.651 hộ cận nghèo, chiếm 5,12%. Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn dưới 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo từ 4-5%.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách đã đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, giải quyết việc làm, đi xuất khẩu lao động, nuôi con cái học hành, xây dựng và sửa chữa nhà cửa, công trình nước sinh hoạt… từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên .
Với các hộ nghèo, gia đình chính sách, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ là “cứu cánh” mà còn thể hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Dưới đây là hình ảnh về những mô hình kinh tế hiệu quả, những vườn cây trái xanh mướt được đầu tư từ vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk:
Vườn nhãn xuồng cơm vàng của gia đình chị Phạm Thị Chi là một trong những mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả từ nguồn vốn vay tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn biên giới của huyện Ea Súp.
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đến thăm mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng của chị Phạm Thị Chi ở thôn Thịnh Phú, xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp. Vườn nhãn xuồng cơm vàng của gia đình chị Phạm Thị Chi đang mùa ra hoa. Từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách về trồng nhãn xuồng cơm vàng đã giúp gia đình chị vươn lên thoát nghèo. Còn đây là mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Thịnh Phú, xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp, từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, ông đầu tư nuôi bò từ năm 2007 đến nay. Mô hình chăn nuôi bò đã giúp gia đình ông xây dựng được nhà cửa khang trang và hiện đàn bò phát triển tới 28 con. Nhờ phát triển mô hình chăn nuôi từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp, gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn đã vươn lên thoát nghèo và xây dựng nhà cửa khang trang ngay trên địa bàn biên giới của tỉnh Đắk Lắk. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, ông Nguyễn Văn Tuấn còn hướng dẫn cho một số gia đình khác phát triển mô hình chăn nuôi bò từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp để cùng vươn lên thoát nghèo. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk thường xuyên đến tận cơ sở kiểm tra và hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp kiểm tra và hướng dẫn, động viên người dân xã biên giới Ia Lốp sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi và sự hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp, chị Nguyễn Thị Bích ở thôn 7, xã Cư Mlan, huyện Ea Súp đầu tư trồng, chăm sóc 2 ha ổi Ruby theo hướng hữu cơ để phát triển kinh tế. Vườn ổi ruby của chị Nguyễn Thị Bích phát triển xanh tốt trên địa bàn biên giới. Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp thăm mô hình trồng ổi ruby của chị Nguyễn Thị Bích. Từ mô hình trồng ổi ruby theo hướng hữu cơ, ngoài bán quả, chị Nguyễn Thị Bích còn sản xuất sản phẩm Trà Briêt từ lá ổi, mỗi năm cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Bích cho biết, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp chị vượt qua khó khăn, đầu tư vườn cây xanh tốt và có kết quả như ngày hôm nay. Còn đây là vườn xoài xanh tốt của gia đình anh Đặng Văn Thương ở thôn 4, xã Cư Mlan, huyện Ea Súp được đầu tư chăm sóc từ nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp.
Năm 2022, anh Đặng Văn Thương được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp cho vay 60 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và phân bón chăm sóc vườn xoài. Được sự động viên của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự hướng dẫn của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, mô hình trồng xoài của gia đình anh Đặng Văn Thương phát triển xanh tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp tái hòa nhập cộng đồng.
Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn.
Chỉ còn vài ngày nữa bộ máy hành chính mới sẽ vận hành, hiện các sở, ngành tại tỉnh Gia Lai (cũ) đang khẩn trương thu dọn tài liệu, chuẩn bị di chuyển, sẵn sàng cho ngày làm việc đầu tiên.
Nằm vắt mình duyên dáng qua dòng Sêrêpôk hùng vĩ, Khu du lịch cầu treo Buôn Đôn (Đắk Lắk) không chỉ mang đậm chất mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên mà còn là điểm nhấn của mô hình du lịch thân thiện với thiên nhiên, đặc biệt là loài voi.
Sau hơn 8 giờ bị ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 20, đoạn qua thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; đơn vị thi công công trình cống ngang phải tạm dừng để phương tiện lưu thông thuận lợi, chống ùn tắc.
Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định về chủ trương đầu tư hoàn thiện tuyến tránh TP.Bảo Lộc dở dang nhiều năm với tổng kinh phí khoảng 400 tỉ đồng.
Giữa nhịp sống đô thị hiện đại, những ngôi làng đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Kon Tum vẫn hiện hữu, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trong sự hòa quyện với đời sống mới.
Trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra lúc 5 giờ 09 phút 32 giây (giờ Hà Nội, sáng 28/6), có tọa độ 14.968 độ Vĩ Bắc, 108.180 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
Tôi đến Đắk Nông vào một ngày nắng nhẹ. Khi ấy, trời Tây Nguyên trong veo đến lạ, gió thổi qua những đồi cà phê còn non lá, thấm vào da thịt cái nồng nàn đặc trưng của vùng đất đỏ bazan.
Không gian lễ hội bên Hồ Lắk (tỉnh Đắk Lắk) vang vọng tiếng cồng chiêng, rộn ràng nhịp trống và những bước chân trầm hùng của đàn voi rừng trong một dịp hội đặc biệt của người M’nông, những chủ nhân lâu đời của vùng đất này.
Cùng với tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đang được triển khai, tuyến cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk vừa được hai địa phương đề xuất đầu tư xây dựng.
Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra văn bản 6981/KH-UBND về kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng thành lập tỉnh Lâm Đồng mới, trong đó có lễ khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương vào ngày 29.6.
Suốt 1 tháng hè, đội hình tình nguyện gồm 52 học sinh thuộc Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng Đỏ 2025 của Đoàn Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ người Ê Đê tại 3 điểm trường tiểu học ở xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột.
Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) được nền tảng du lịch kỹ thuật số hàng đầu thế giới Agoda vừa công bố xếp thứ 6 Top điểm đến chăm sóc sức khỏe hàng đầu châu Á.
Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.
Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.
Hơn 40 năm sinh sống và làm việc tại Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), vẻ đẹp của những vùng đất đại ngàn Tây Nguyên đã làm họa sĩ Nguyễn Bảo Châu rung động, đắm say và ông đã sáng tác hàng trăm bức họa về hai vùng đất này.