Xã Lạc Dương sau sáp nhập trở thành đơn vị hành chính lớn nhất tỉnh Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đề án, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 51/137 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường, 42 xã; giảm 86 cấp xã, đạt tỷ lệ 62,77%; trong đó xã Lạc Dương có diện tích lớn nhất và giáp ranh 3 tỉnh.

H.Lạc Dương (Lâm Đồng), trước khi thực hiện sáp nhập có diện tích lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với 1.313,94 km2, tổng dân số 35.699 người, trong đó dân tộc thiểu số 23.538 người (chiếm 65,93 6%). H.Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính gồm TT.Lạc Dương và 5 xã: Lát, Đưng K'Nớ, Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chais.

Núi Lang Biang, H.Lạc Dương, điểm du lịch thu hút đông đảo du khách
Núi Lang Biang, H.Lạc Dương, điểm du lịch thu hút đông đảo du khách

Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng vừa được công bố, thì TT.Lạc Dương và xã Lát nhập chung với P.7 (TP.Đà Lạt) để lập phường mới có tên P.Lang Biang - Đà Lạt; còn xã Đưng K'Nớ nhập chung với xã Đạ Tông và xã Đạ Long của H.Đam Rông để lập xã Đam Rông 4.

H.Lạc Dương sau khi thực hiện sáp nhập chỉ còn lại xã duy nhất lấy tên xã Lạc Dương trên cơ sở nhập 3 xã: Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chais của H.Lạc Dương hiện nay.

Một góc xã Đạ Nhim (Lạc Dương) hiện nay, nơi sẽ đặt trụ sở xã Lạc Dương mới sau sáp nhập
Một góc xã Đạ Nhim (Lạc Dương) hiện nay, nơi sẽ đặt trụ sở xã Lạc Dương mới sau sáp nhập

Đặc biệt, đây là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất cả tỉnh với 828,01 km2, nhưng dân số chỉ có 14.912 người, trong đó dân tộc thiểu số 12.166 người (đạt tỷ lệ 81,59%). Ngoài ra, các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề của xã (giáp ranh), gồm H.Đơn Dương, TP.Đà Lạt và 3 tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Lạc Dương sử dụng trụ sở UBND xã Đạ Nhim (đối với Đảng ủy và MTTQ) và trụ sở trường THCS - THPT Đạ Nhim (đối với UBND xã Lạc Dương).

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null