Vươn lên từ bàn tay trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây hơn 20 năm, gia đình bà Rơ Châm Plur thuộc diện đói nghèo của làng Ó (xã Ia Sao, huyện Ia Grai). Nhờ chăm chỉ lao động, đến nay, gia đình bà đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, mỗi năm thu trên 600 triệu đồng từ trồng cà phê, hồ tiêu, lúa nước.

Đã hơn 12 giờ trưa nhưng bà Plur vẫn cần mẫn làm cỏ cho vườn hồ tiêu của gia đình. Thỉnh thoảng, bà lại vạch từng chiếc lá kiểm tra sự phát triển của cây hồ tiêu. Thấy chúng tôi đến, người phụ nữ 70 tuổi đưa tay lau vội mồ hôi rồi phân trần: “Dạo này thời tiết thất thường nên hồ tiêu rất dễ bị dịch bệnh. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra để còn phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời”.

 

Bà Plur bên vườn tiêu của gia đình. Ảnh: H.T
Bà Plur bên vườn tiêu của gia đình. Ảnh: H.T

Bà Plur sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Năm 14 tuổi, bà đã cùng các anh chị trong gia đình tham gia du kích tại làng Ó. 19 tuổi, bà lập gia đình. Đất nước thống nhất, bà trở về làng và bắt đầu cuộc sống mới với nhiều khó khăn. Không có đất để sản xuất, mọi chi tiêu đều trông vào tiền làm thuê nên gia đình bà thường xuyên lâm vào cảnh ăn chưa đủ no, các con đau ốm không có tiền chữa trị...

Không cam chịu đói nghèo, hàng ngày, ngoài lúc làm thuê, bà cùng chồng đi khai hoang đất để trồng lúa. Bà Plur kể: “Hồi đó, thấy các con đói khổ liên miên, vợ chồng tôi trăn trở lắm. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định phải khai hoang ruộng trồng lúa để giải quyết cái đói, sau đó, tích cóp tiền để mua đất sản xuất mong thoát khỏi cái nghèo…”.

Với tinh thần chịu thương, chịu khó, 2 năm sau, vợ chồng bà đã khai hoang được 1 ha đất trồng lúa nước. Nhờ chăm sóc tốt, mỗi năm ruộng lúa của bà cho thu 3-4 tấn thóc. Bên cạnh đó, từ số tiền 400 ngàn đồng tích cóp được, năm 1995, gia đình bà mua 7 sào đất để trồng cà phê. Bỏ nhiều công chăm sóc nên 3 năm sau, cà phê cho thu bói trên 10 triệu đồng.

Từ số tiền này, bà bàn với chồng mua bò về nuôi để lấy phân bón cho cà phê. Khi đàn bò phát triển, vợ chồng bà lại bán bớt bò để gom với số tiền bán cà phê đầu tư mua đất sản xuất. Với cách làm trên, năm 2005, gia đình bà đã có trong tay 6 ha đất. Từ đó, bà đầu tư trồng 5 ha cà phê và 700 trụ hồ tiêu, mỗi năm thu trên 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 400 triệu đồng.

Từ chỗ kinh tế ổn định, gia đình bà mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: máy cày, máy xay cà phê, máy gặt lúa, ô tô tải (loại 5 tấn); năm 2005 xây được căn nhà khang trang trị giá 700 triệu đồng. Mới đây, gia đình bà còn mua một chiếc xe ô tô trị giá gần 500 triệu đồng để phục vụ việc đi lại.

Đặc biệt, dù bận rộn với việc nương rẫy nhưng bà Plur luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua ở cơ sở. Năm 2010, bà được bầu làm Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làng Ó. Từ đó, bà không chỉ tích cực vận động hội viên tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở mà còn chia sẻ kinh nghiệm, động viên hội viên tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nói về bà Plur, ông Lê Văn Lăng-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Sao không ngớt lời khen ngợi: “Bà Plur không chỉ là tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi mà còn là một Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh năng nổ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ bà tích cực tuyên truyền, vận động mà hội viên trong chi hội chăm chỉ lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến nay, Chi hội không còn hội viên nghèo. Riêng bà nhiều lần được UBND tỉnh, huyện, các ngành, các cấp tặng bằng khen, giấy khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được công nhận là hội viên sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null