Vườn lan rừng tiền tỷ của kỹ sư tin học bỏ phố về quê Hà Tĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng học công nghệ thông tin, tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư tin học và làm việc tại thành phố Đà Nẵng với mức lương khá, nhưng vì đam mê trồng lan rừng mà anh Nguyễn Văn Long (SN 1984, ở thôn Nhân Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở về quê lập vườn phong lan rừng trị giả cả tỷ đồng. Đến nay, sau 5 năm theo đuổi đam mê, anh đã gây dựng vườn hơn 3.000 giò phong lan, trong đó có nhiều giò lan rừng quý hiếm...
Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Long cho hay, năm 2014, anh quyết định nghỉ việc ở TP Đà Nẵng về quê Hà Tĩnh theo đuổi niềm đam mê trồng lan rừng.
 Với một ít vốn tích cóp được trong những năm làm lĩnh vực công nghệ thông tin, anh Long đã vay mượn thêm tiền người thân, bạn bè được hơn 200 triệu đồng để đầu tư trồng lan rừng.
Vì đam mê mà anh Long đã bỏ việc để về quê trồng hoa lan. Ảnh: N. Duyên.
Vì đam mê mà anh Long đã bỏ việc để về quê trồng hoa lan. Ảnh: N. Duyên.
"Mặc dù là đam mê, nhưng lúc đầu, vốn ít, kinh nghiệm trồng lan rừng chưa có nhiều nên tôi chỉ dám trồng số lượng ít. Sau này, kinh nghiệm trồng lan rừng tích lũy thêm nhiều, học hỏi thêm được kỹ thuật trồng lan, cách chăm sóc lan rừng, nhân giống lan rừng nên mình mới mạnh dạn phát triển, mở rộng vườn lan rừng, tăng số lượng giò lan rừng cũng như chủng loại các loài lan rừng...Nghề trồng lan rừng không đam mê thì thấy bình thường, nhưng khi đã đam mê thì dứt ra không được...", anh Long thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Hiện tại, khu vườn trồng phong lan rừng rộng hơn 600 m2 của anh Long có hơn 30 loại lan như: lan phi điệp, lan đai châu (nghinh xuân), các loại lan kiếm, lan hạc vỹ, lan sơn thủy tiên, lan quế lan hương, lan tam bảo sắc, lan hoàng nhãn…
Anh Nguyễn Văn Long cho hay, vườn phong lan của anh Long ít khi có nhiều giò hoa nở rộ vì khách đến tham quan liên tục. Nhiều khách thăm quan vườn lan thấy giò lan ra hoa đẹp là họ mua về chơi. Ảnh: N. Duyên.
Anh Nguyễn Văn Long cho hay, vườn phong lan của anh Long ít khi có nhiều giò hoa nở rộ vì khách đến tham quan liên tục. Nhiều khách thăm quan vườn lan thấy giò lan ra hoa đẹp là họ mua về chơi. Ảnh: N. Duyên.
Chia sẻ với phóng viên, anh Long cho biết: Để có được những loại hoa lan rừng quý như hiện nay, anh đã sưu tầm trong và ngoài tỉnh, thậm chí nghe có loại phong lan đẹp, lạ anh sang tận nước Lào, Campuchia để tìm hiểu, sưu tầm.
"Có khi đi vào rừng mấy ngày trời để tìm phong lan.  Rồi mình tham gia các hội chơi lan trên mạng xã hội để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trồng lan rừng, qua đó sưu tầm, tìm mua thêm những loài phong lan mà mình thích. Việc chăm sóc phong lan rừng cũng đòi hỏi nhiều công sức và sự tỉ mẩn. Ngày nào cũng phải tưới nước, kiểm tra bệnh cho phong lan...", anh Long tâm sự.
Lúc đầu, do không có kỹ thuật trồng lan nên hoa lan của anh Long đa phần phát triển kém, có nhiều cây bị nấm, bị thối rễ  rồi chết. Mỗi cây lan, giò lan chết đi là cả một đống tiền "trôi sông trôi biển". Nhưng sau khi được tham quan các mô hình trồng lan rừng và học kinh nghiệm trồng lan rừng từ những người đã trồng lan lâu năm, anh cũng đã có trong tay những kỹ năng, kỹ thuật sóc lan bài bản...
Anh Long thiết kế vườn lan rừng với hệ thống dàn treo và hệ thống tưới phun sương để giảm nhân công chăm sóc vườn lan. Ảnh: N. Duyên.
Anh Long thiết kế vườn lan rừng với hệ thống dàn treo và hệ thống tưới phun sương để giảm nhân công chăm sóc vườn lan. Ảnh: N. Duyên.

Anh Long cho biết, mỗi cây lan từ khi bắt đầu trồng đến khi cho hoa phải mất 2 năm trở lên, có những giống phong lan rừng phải mất 3 năm mới cho hoa. Ở đất Hà Tĩnh, việc trồng và chăm phong lan có vất vả hơn do thời tiết quá khắc nghiệt, mùa hè quá nắng nóng nên lan rừng dễ bị chết.

Các loại phong lan của anh Long hiện chủ yếu được bán, trao đổi qua mạng xã hội Facebook, bạn bè thân thiết, và qua một số khách hàng chỉ cho nhau rồi họ tìm đến….Tuy nhiên, hướng của anh Long vẫn là phát triển, mở rộng vườn lan rừng nên vì thế việc bán các giò phong lan cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế tại địa phương.
Một chậu lan kiếm quý hiếm trong vườn đã được một khách thăm quan trả 200 triệu đồng nhưng anh Long chưa muốn bán. Ảnh: N. Duyên.
Một chậu lan kiếm quý hiếm trong vườn đã được một khách thăm quan trả 200 triệu đồng nhưng anh Long chưa muốn bán. Ảnh: N. Duyên.
Vừa dẫn phóng viên tham quan vườn lan rừng của mình, anh Long vừa chia sẻ: Lan rừng ưa sống trên thân cây cổ thụ, cây có phần vỏ bị hoai mục. Khi đưa phong lan từ rừng về trồng ở nhà thì cây lan lại thích sống trên các thân cây nhãn, vú sữa, mít… mỗi năm chỉ nở hoa 1 lần. Trong hàng ngàn giống lan rừng, mỗi giống lan có vẻ đẹp riêng. Vì vậy, giá trị của mỗi giò lan rừng phụ thuộc vào độ quý hiếm và vẻ đẹp của loài hoa này và phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.
Nhưng có một chủng loại lan rừng rất đắt tiền, giá mỗi giò có khi lên đến cả tỷ đồng nhưng đối với khách hàng chơi phổ thông thì lại cho là bình thường. Đó là phong lan rừng đột biến. Những giỏ lan rừng đột biến có giá trị rất cao, có khi lên đến nhiều tỷ đồng mỗi giò, 1 giò phong lan rừng đột biến giá trị có khi còn hơn cả 1 chiếc xe hơi tiền tỷ.
Theo anh Long, chỉ những người chơi phong lan sành sỏi, đam mê phong lan thực sự và có độ hiểu biết sâu về phong lan thì mới biết giá trị thực sự của những giò phong lan đột biến tiền tỷ đó.  
Những giò lan nghinh xuân với nhiều màu hoa trồng trong vườn lan rừng của anh Liong thường bung nở hoa vào dịp tết Nguyên đán. Ảnh: N. Duyên.
Những giò lan nghinh xuân với nhiều màu hoa trồng trong vườn lan rừng của anh Liong thường bung nở hoa vào dịp tết Nguyên đán. Ảnh: N. Duyên.

Hiện vườn lan rừng của anh Long được nhiều người trồng lan ở Hà Tĩnh và các tỉnh bạn đến tham quan, học tập kỹ thuật trồng phong lan. Bản thân anh Long, được những người chơi lan mời làm người tư vấn, chăm sóc vườn lan tại nhà.

Những ngày lễ, tết anh Long lại đi cắm hoa lan cho các cửa hàng bán hoa. Nghề dịch vụ liên quan đến hoa lan này này đang giúp anh có thêm thu nhập để tiếp tục đầu tư phát triển vườn lan rừng, vừa mang lại thu nhập cao, vừa thỏa mãn đam mê với cây lan.
Có những người cùng có niềm đam mê chơi lan đã đến ở nhà anh Long cả tháng trời để vừa giúp anh chăm lan nhưng cũng là dịp họ học kinh nghiệm trồng lan rừng từ anh Long.
Những giò lan rừng được anh Long chăm sóc tỷ mẩn. Ảnh: N. Duyên.
Những giò lan rừng được anh Long chăm sóc tỷ mẩn. Ảnh: N. Duyên.

"Vườn lan rừng của tôi ít khi có hoa đẹp, bởi mỗi lần có khách chơi lan đến tham quan vườn thấy cây hoa đẹp là họ mua về chơi luôn...", anh Long chia sẻ với phóng viên.

Một số khách hàng gửi phong lan rừng tại vườn nhờ anh Long chăm sóc, đến khi cây lan có hoa thì họ đưa về trưng. Ảnh: N. Duyên.
Một số khách hàng gửi phong lan rừng tại vườn nhờ anh Long chăm sóc, đến khi cây lan có hoa thì họ đưa về trưng. Ảnh: N. Duyên.

Với vườn lan rừng hơn 3.000 giỏ các loại của mình, tùy vào độ quý hiếm của loài phong lan mà mỗi giò lan được bán với giá từ 150.000 đồng trở lên, có những giò lan được khách trả giá 200 triệu đồng. Theo ước tính, vườn lan  rừng của anh Long hiện có giá cả tỷ đồng.

Những giò phong lan nghinh xuân đang nở hoa tại vườn lan rừng của anh Long. Ảnh: N. Duyên.
Những giò phong lan nghinh xuân đang nở hoa tại vườn lan rừng của anh Long. Ảnh: N. Duyên.
Để đảm bảo độ ẩm cho phong lan phát triển và giảm thời gian tưới hoa, anh Long đầu tư hệ thống giàn treo hiện đại, hệ thống tưới phun sương để tưới cây. Những lúc rảnh, anh vào rừng tìm hoặc tìm mua, sưu tầm các giá thể để về trồng lan...
Anh Long hiện đã tự nhân các loài phong lan rừng. Ảnh: N. Duyên.
Anh Long hiện đã tự nhân các loài phong lan rừng. Ảnh: N. Duyên.
Với số lan rừng hiện có, anh Long còn muốn tăng số lượng lan của mình do đó một mình anh chăm sóc khá vất vả nên anh muốn tìm một người phụ việc. Tuy nhiên, theo anh Long, người đó cũng cần có hiểu biết về phong lan và có đam mê về phong lan thì mới làm việc được. Tương lai, anh cũng muốn mở rộng diện tích để trồng lan rừng.
Những chiếc kệ được anh sưu tầm từ gốc cây và tạo hình đẹp mắt để chưng lan rừng. Ảnh: N. Duyên.
Những chiếc kệ được anh sưu tầm từ gốc cây và tạo hình đẹp mắt để chưng lan rừng. Ảnh: N. Duyên.
Anh Long cho phóng viên biết: Có những giống phong lan được nhân giống từ mắt những cây mẹ, nhưng cũng có loại lan được nhân giống từ hạt. 
Những giá thể được anh Long tìm về để trồng lan. Ảnh: N. Duyên.
Những giá thể được anh Long tìm về để trồng lan. Ảnh: N. Duyên.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ninh, chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Mô hình trồng hoa lan rừng của anh Long là mô hình trồng hoa làm kinh tế đầu tiên và lớn nhất tại địa phương hiện nay. Là một người tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Long có ý chí và đam mê, thu nhập cũng bắt đầu từ đam mê. Đây là mô hình rất đáng được biểu dương và nhân rộng.
 
Chăm sóc vườn lan rừng là niềm đam mê và cũng là nghề mà anh Long quyết định theo đuổi kể từ khi rời bỏ công việc từ TP Đà Nẵng về quê Hà Tĩnh. Ảnh: Ng. Duyên.
Chăm sóc vườn lan rừng là niềm đam mê và cũng là nghề mà anh Long quyết định theo đuổi kể từ khi rời bỏ công việc từ TP Đà Nẵng về quê Hà Tĩnh. Ảnh: Ng. Duyên.
Theo Nguyễn Duyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.