Vườn hồng cổ Sa Pa bạc tỷ bạt ngàn của ông chủ trẻ Thái Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu vườn hồng cổ Sa Pa có giá trị vài tỷ đồng của anh Phan Văn Hoàn ở xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên hiện đang là điểm đến lý tưởng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan vãn cảnh. Nơi đây có khung cảnh sơn thủy hữu tình hòa quyện với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa hồng đa dạng sắc màu và hương thơm ngào ngạt.

 

Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến thăm vườn hồng cổ Sa Pa rực rỡ sắc màu của anh Phan Văn Hoàn, xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 2ha nằm tọa lạc trên 2 quả đồi đối diện nhau, bên dưới là hồ Núi Mủn rộng mênh mông 11ha.

 

 Vườn hồng cổ của gia đình anh Phan Văn Hoàn ở xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương
Vườn hồng cổ của gia đình anh Phan Văn Hoàn ở xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương



Anh Hoàn cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết: Do nhận thấy tiềm năng của vùng đất này có thể phát triển loại hoa hồng cổ, cùng với quá trình tham quan, học hỏi từ một số nơi nên anh đã quyết định triển khai trồng hoa hồng cổ từ đầu năm 2018.

"Ban đầu tôi chỉ nghĩ đến việc trồng hoa hồng để cải tạo vùng đất trồng keo không hiệu quả trước đó và để mọi người có cơ hội đến tham quan. Nhưng sau nhận thấy khu vực này có thể kết hợp để phát triển du lịch sinh thái và hồ câu giải trí nên đến tháng 7/2018 tôi đã đầu tư thêm khu dịch vụ nhà hàng ăn uống với giá trị gần chục tỷ đồng...", anh Hoàn tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.


 

Những gốc hồng cổ được anh Hoàn mua từ Sapa về trồng tại vườn đồi nhà mình
Những gốc hồng cổ được anh Hoàn mua từ Sapa về trồng tại vườn đồi nhà mình



Theo anh Hoàn, toàn bộ diện tích trồng hoa và khu nhà hàng là đất của gia đình anh, chỉ có khu hồ câu là do anh thuê lại của xóm theo hợp đồng 5 năm 1 lần. Từ việc trồng hoa để tạo cảnh quan, sau này anh Hoàn đã nghĩ đến việc tận dụng nguồn nguyên liệu là những cánh hoa hồng để chiết xuất tạo ra những sản phẩm giá trị có nguồn gốc từ hoa hồng.

Bởi vậy anh Hoàn đã đầu tư thêm một hệ thống nhà xưởng chiết xuất tinh dầu hoa hồng và chế biến các loại mỹ phẩm từ hoa hồng mang lại hiệu quả thiết thực. Để việc sản xuất có chất lượng, anh Hoàn phải thuê chuyên gia kỹ thuật từ Hà Nội để tư vấn trong lĩnh vực chiết xuất tinh dầu hoa hồng, chế biến thành các loại mỹ phẩm từ hoa hồng.

"Hiện nay, cơ sở sản xuất của gia đình tôi đang chế biến và phân phối ra thị trường 7 dòng sản phẩm chính chiết xuất từ tinh dầu hoa hồng, từ những cánh hoa hồng như: nước hoa hồng, mặt nạ hoa hồng, serum dưỡng da hoa hồng, sửa rửa mặt hoa hồng, trị mụn từ hoa hồng, hồng tâm hoa trà, son hoa hồng và tẩy da chết từ hoa hồng. Trong đó sản phẩm đắt nhất có giá 480.000 đồng...", anh Hoàn chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.


 

Những sản phẩm được chiết xuất từ cánh hoa hồng của gia đình anh Hoàn đang bán chạy trên thị trường hiện nay
Những sản phẩm được chiết xuất từ cánh hoa hồng của gia đình anh Hoàn đang bán chạy trên thị trường hiện nay



Cũng theo anh Hoàn, hoa hồng cổ Sa Pa thường nở rộ vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Vào thời điểm này, hoa hồng sẽ được hái rồi cho vào xưởng chế biến để tạo ra các sản phẩm.

 

 
 Những bông hoa hồng cổ Sa Pa đang trong thời kỳ nở rộ
Những bông hoa hồng cổ Sa Pa đang trong thời kỳ nở rộ



Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Hoàn cho hay, hoa hổng cổ Sa Pa tương đối dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần chú ý đến vấn đề phòng ngừa sâu bệnh cho hoa. Do đó mỗi tháng cần tiến hành phun thuốc trừ sâu sinh học 1 lần để phòng ngừa và tiêu diệt các loại sâu bệnh nếu có. Nhiệt độ thích hợp nhất để hoa hồng có thể sinh trưởng phát triển tốt là từ 30 – 35oC. Ngoài ra, hoa hồng là loại cây ưa nước nên nếu thời tiết nắng quá cần phải tiến hành tưới nước cho hoa.

 

Anh Hoàn cho biết trồng hoa hồng cổ tương đối dễ tuy nhiên cần phải chú ý đến vấn đề phòng ngừa sâu bệnh cho hoa
Anh Hoàn cho biết trồng hoa hồng cổ tương đối dễ tuy nhiên cần phải chú ý đến vấn đề phòng ngừa sâu bệnh cho hoa



Hiện nay, việc trồng hoa chủ yếu dành cho khách tham quan miễn phí, còn nguồn thu chính của gia đình anh Hoàn là từ việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ hoa hồng. Hiện tại, theo anh Hoàn thì 2 sản phẩm đang bán chạy nhất trên thị trường của gia đình anh là nước hoa hồng và trà hoa hồng.

Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Hoàn bán ra thị trường khoảng 10.000 hộp trà hoa hồng và 3.000 hộp nước hoa hồng. Thị trường phân phối các sản phẩm của gia đình anh chủ yếu đi một số tỉnh như: Huế, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Đà Nẵng…


 

 
 Hiện nay trong vườn hồng cổ của gia đình anh Hoàn có 4 màu sắc chủ đạo
Hiện nay trong vườn hồng cổ của gia đình anh Hoàn có 4 màu sắc chủ đạo



Theo chia sẻ của anh Hoàn với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN thì lượng khách đến với khu vườn hồng để tham quan và ăn uống tương đối đông. Vào những thời điểm đông khách, mỗi ngày có khoảng 200 lượt khách đến với vườn hoa hồng để tham quan và khoảng 100 khách đến ăn uống tại nhà hàng của gia đình anh.

Ngoài trồng hoa hồng cho khách đến tham quan, gia đình anh Hoàn còn làm cây giống để bán. Mỗi năm gia đình anh bán khoảng 1 vạn cây giống hoa hồng cổ các loại có giá trung bình từ 20.000 – 50.000đ/cành.

Từ việc sản xuất các sản phẩm hoa hồng để bán, mỗi tháng gia đình anh Hoàn thu về khoảng 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 5 – 6 người với thu nhập ổn định 5 triệu đồng/người/tháng từ việc trồng và chăm sóc hoa hồng.

http://danviet.vn/nha-nong/vuon-hong-co-sa-pa-bac-ty-bat-ngan-cua-ong-chu-tre-thai-nguyen-1043727.html


Theo Hà Thanh (danviet)
 

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.