Vùng đất cây gỗ pơ mu quý hiếm mọc dày đặc, giữ như giữ vàng mà lâm tặc vẫn rình mò ngày đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cánh rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông quản lý (thuộc địa phận huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) với nhiều dãy núi cao trên 1.000 m, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để loài cây gỗ pơ mu (nhóm IIA) sinh sống, phát triển.
Trong những cánh rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông quản lý, tiểu khu 1219 với diện tích hơn 1.000  ha là nơi cây pơ mu phân bố nhiều nhất.
Tuy nhiên, do giá trị của gỗ pơ mu trên thị trường ngày càng cao nên lâm tặc tìm mọi cách để khai thác trái phép khiến công tác quản lý, bảo vệ những cánh rừng pơ mu quý hiếm gặp rất nhiều khó khăn.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Đắk Lắk Điện tử ghi lại:
Để vào được tiểu khu 1219 nơi có những cây gỗ pơ mu cổ thụ, phải mất hơn 2 ngày băng rừng, vượt suối với nhiều dốc cao, vực sâu.
Để vào được tiểu khu 1219 nơi có những cây gỗ pơ mu cổ thụ, phải mất hơn 2 ngày băng rừng, vượt suối với nhiều dốc cao, vực sâu.
 
Ở đây, pơ mu phân bố dày đặc, cứ vài chục mét lại có một cây sinh sống. (Trong ảnh: một cây pơ mu cổ thụ tại tiểu khu 1219).
Ở đây, pơ mu phân bố dày đặc, cứ vài chục mét lại có một cây sinh sống. (Trong ảnh: một cây pơ mu cổ thụ tại tiểu khu 1219).
 
Cây pơ mu trưởng thành đạt chiều cao vài chục mét.
Cây pơ mu trưởng thành đạt chiều cao vài chục mét.
 
Ở khu vực rừng phân bố cây pơ mu hệ thực vật cũng phát triển đa dạng.
Ở khu vực rừng phân bố cây pơ mu hệ thực vật cũng phát triển đa dạng.
 
Lực lượng tuần tra rừng kiểm tra tọa độ khu vực cây pơ mu phân bố.
Lực lượng tuần tra rừng kiểm tra tọa độ khu vực cây pơ mu phân bố.
 
Gỗ pơ mu có giá trị cao trên thị trường nên lâm tặc tìm mọi cách để khai thác trái phép. Từ năm 2018 đến nay, tại tiểu khu 1219 xảy ra 5 vụ khai thác pơ mu trái phép. Mới đây nhất là vụ phá 19 cây pơ mu vào tháng 4-2020 đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý.
Gỗ pơ mu có giá trị cao trên thị trường nên lâm tặc tìm mọi cách để khai thác trái phép. Từ năm 2018 đến nay, tại tiểu khu 1219 xảy ra 5 vụ khai thác pơ mu trái phép. Mới đây nhất là vụ phá 19 cây pơ mu vào tháng 4-2020 đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý.
 
Lâm tặc thường xẻ gỗ pơ mu thành phách nhỏ sau đó cắt rừng đi ra ngoài khiến việc phát hiện, xử lý của chủ rừng gặp nhiều khó khăn.
Lâm tặc thường xẻ gỗ pơ mu thành phách nhỏ sau đó cắt rừng đi ra ngoài khiến việc phát hiện, xử lý của chủ rừng gặp nhiều khó khăn.
Để quản lý, bảo vệ khu vực rừng pơ mu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông phải tổ chức lực lượng tuần tra rừng dài ngày. Mỗi chuyến tuần tra rừng thường kéo dài từ 5-7 ngày nên việc ăn ngủ giữa rừng là chuyện thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng ở đây.
Để quản lý, bảo vệ khu vực rừng pơ mu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông phải tổ chức lực lượng tuần tra rừng dài ngày. Mỗi chuyến tuần tra rừng thường kéo dài từ 5-7 ngày nên việc ăn ngủ giữa rừng là chuyện thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng ở đây.
Bữa cơm đạm bạc của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên đường tuần tra khu vực cây pơ mu phân bố.
Bữa cơm đạm bạc của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên đường tuần tra khu vực cây pơ mu phân bố.
 

Bảo Ngọc (Báo Đắk Lắk/Dân Việt)

https://danviet.vn/vung-dat-cay-go-po-mu-quy-hiem-moc-day-dac-giu-nhu-giu-vang-ma-lam-tac-van-rinh-mo-ngay-dem-20200606134554816.htm

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.