Vui - lo với "nữ hoàng quả khô" mắc ca: Ngân hàng tiếp sức làm cây giống chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

LTS: Trên thị trường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá mắc ca thô dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg. Với mức giá này, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, thậm chí vượt trội hơn so với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu…

 

Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. Vì sao như thế?

Trong bối cảnh thị trường đang thiếu nguồn cung cây giống mắc ca chất lượng, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienViet PostBank) đã hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, vốn… để phát triển mạng lưới vườn ươm cây giống mắc ca từ nguồn cây giống bố mẹ chuẩn đầu dòng được kiểm định và công nhận bởi Bộ NNPTNT, các chuyên gia đầu ngành…

Xuất hiện những vườn ươm quy mô "khủng"


 

 Ông Dương Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty CP Dương Gia Đăk Lăk giới thiệu về quy trình chăm sóc cây giống mắc ca. Ảnh: Q.H
Ông Dương Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty CP Dương Gia Đăk Lăk giới thiệu về quy trình chăm sóc cây giống mắc ca. Ảnh: Q.H



"Một cây giống sinh tồn và phát triển cho cả một chu kỳ mấy chục năm như mắc ca thì người trồng phải tính toán kỹ. Nếu người dân chọn nhầm giống không tốt sẽ thiệt hại rất lớn, vì trồng vài năm cây mới cho quả. Thiệt hại về kinh tế khi phải chăm sóc, chờ đợi, nhưng thiệt hại lớn nhất là niềm tin vào loại cây trồng đó".

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng


Dù mới được thành lập cách nay hơn nửa năm, Công ty CP Dương Gia Đăk Lăk đã khá "nổi đình nổi đám" trên vùng đất Tây Nguyên bởi quy mô "khủng" của vườn ươm mắc ca thuộc sở hữu của doanh nghiệp này.

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh vườn ươm rộng gần 6,3ha này, ông Dương Minh Tâm - Tổng Giám đốc công ty cho biết: "Chúng tôi đang ươm khoảng 1,2 triệu cây giống, dự kiến hàng năm sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500.000 cây giống. Trước mắt, năm 2020 này sẽ cung ứng khoảng 150.000 cây đạt tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Bộ NNPTNT".

Nói thêm về quyết định đầu tư vườn giống mắc ca quy mô "khủng" này, ông Tâm cho biết: "Sở dĩ chúng tôi dám đầu tư lớn là vì những cây giống đạt tiêu chuẩn xuất bán sẽ được Tập đoàn Liên Việt bao tiêu với giá 60.000 đồng/cây. Ngoài ra, nếu người nông dân có nhu cầu chúng tôi cũng cung ứng với mức giá khoảng 65.000-70.000 đồng/cây; những cây giống này sau khi xuất bán cho người nông dân đều sẽ được cam kết chất lượng, vì đều có truy xuất nguồn gốc".

"Tất nhiên, giá bán cây giống của chúng tôi có thể cao hơn nhiều so với những cơ sở cây giống trôi nổi trên thị trường nhưng bà con nông dân cũng cần lưu ý, cây giống đạt tiêu chuẩn thường chỉ đạt khoảng 60% trong tổng số cây tại vườn ươm. Nghĩa là trong 10 cây thường sẽ chỉ có khoảng 6 cây đạt tiêu chuẩn, những cây không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra. Thêm vào đó, hom ghép đạt chuẩn cây đầu dòng thường có giá khoảng 7.000 đồng/hom, trong khi hom giống trôi nổi chỉ có giá khoảng 1.000 đồng/hom nên bà con đừng tiếc số tiền ban đầu mà mua phải giống kém chất lượng" - ông Tâm nói thêm.

Cũng có quy mô khá lớn là vườn ươm mắc ca của Công ty CP HD Đăk Lăk tại thôn Tân Thành, xã Dliê Ya, huyện Krông Năng, với công suất 500.000 cây giống/năm. Ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cho hay, không chỉ được LienViet PostBank hỗ trợ nguồn vốn khoảng 20 tỷ đồng để mở rộng diện tích vườn ươm, doanh nghiệp còn được Tập đoàn Liên Việt bao tiêu 100% cây giống đạt chuẩn xuất bán nên mới mạnh dạn đầu tư.

Được biết, Công ty CP HD Đăk Lăk cũng là một doanh nghiệp khá non trẻ khi mới được thành lập hồi đầu năm 2019 (ngày 8/3/2019), với mục tiêu cung cấp cho thị trường giống mắc ca có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nói về việc ra đời của hàng loạt vườn ươm mắc ca quy mô "khủng", ông Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cho hay, hiện chỉ có khoảng 15 đơn vị cung cấp cây giống mắc ca được công nhận đạt chuẩn như: Him Lam Mắc ca Lâm Đồng; Vina Mắc ca Đăk Lăk, Liên Việt Mắc ca Gia Lai, Vườn ươm Ba Vì… với công suất năm 2019 khoảng 800.000 cây giống. Vì thế, cần nâng công suất các vườn ươm hiện hữu và đầu tư xây dựng thêm các cơ sở ươm giống mới để nâng công suất năm 2020 lên 3 triệu cây/năm và từ năm 2021 lên 5 triệu cây/năm.

"Từ con số 0, đến nay đã có cơ sở để tin tưởng cây mắc ca có thể phát triển thành ngành công nghiệp bền vững. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy triển vọng của Việt Nam có đủ điều kiện để trồng được 30 triệu cây với các phương thức trồng xen, trồng thuần và trồng cây phân tán" - ông Quảng nói thêm.

Còn nhiều băn khoăn…

Không chỉ các doanh nghiệp ươm giống mắc ca nhận được sự hỗ trợ từ Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và LienViet PostBank, người nông dân trồng mắc ca cũng đang được sự ủng hộ lớn thông qua các khoản vay lên tới 80% giá trị đầu tư từ ngân hàng này. Tuy nhiên, vấn đề cũng có thể xảy ra ở chỗ, nếu nông dân mua giống mắc ca trôi nổi trên thị trường thì nguy cơ rủi ro là rất lớn.

Về vấn đề này, đại diện LienViet PostBank cho hay: "Để giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng lẫn người nông dân, sắp tới chúng tôi có thể sẽ siết lại các khoản vay trồng mắc ca nếu bà con nông dân không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của nguồn cây giống mắc ca được trồng".

Trong khi đó, về phía Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội, cho rằng, trăn trở lớn nhất của Hiệp hội hiện nay là vấn đề cây giống mắc ca trôi nổi trên thị trường, mặc dù biết rõ nguồn cây giống này không đảm bảo chất lượng nhưng hiện tại pháp luật cũng chưa có quy định gì về chế tài cả.

Thế nên, biện pháp đặt ra bây giờ chỉ là tuyên truyền cho bà con hiểu những tác hại của việc mua giống trôi nổi sẽ thiệt hại lớn thế nào mà thôi.

"Có nhiều hộ nông dân trồng mắc ca có quả nhiều, thế là họ tự làm giống luôn. Để thuyết phục bà con nông dân tin tưởng, họ giữ lại một số cây năng suất để "trình diễn" và lấy hom từ những cây khác để ghép giống. Vì thế, chất lượng cây giống chắc chắn sẽ không như mong đợi của bà con nông dân" - ông Huy dẫn chứng.

Về phía các doanh nghiệp, ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty CP HD Đăk Lăk cho hay, dù chưa đến chu kỳ ghép nhưng nhu cầu về hom ghép rất lớn. Tuy nhiên, số vườn đầu dòng được công nhận chưa nhiều, dẫn đến khả năng thiếu nguồn hom ghép có chứng nhận từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

"Chúng tôi kiến nghị Sở NNPTNT hỗ trợ cấp quyết định công nhận nguồn giống mắc ca cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để đảm bảo nguồn gốc hom ghép" - ông Tuấn đề nghị.

Ở một khía cạnh khác, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam lại khuyến cáo, đã đến lúc các đơn vị có cây giống mắc ca tốt cũng phải nghĩ đến việc cung ứng cho ai, đơn vị nào chứ không thể cứ sản xuất ồ ạt được. Đặc biệt, cần chú trọng công tác quảng bá để người nông dân biết đến đơn vị mình, và lựa chọn được nguồn giống đảm báo chất lượng.

 

https://danviet.vn/vui-lo-voi-nu-hoang-qua-kho-mac-ca-ngan-hang-tiep-suc-lam-cay-giong-chat-luong-20200608171800323.htm

Theo Quốc Hải  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.