Vụ VKSND và thi hành án "chỏi nhau": Đang cưỡng chế thì bất ngờ dừng!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mặc dù VKSND tỉnh Đắk Nông đang kháng nghị, trước ngày cưỡng chế đã có văn bản đề nghị chưa cưỡng chế, chờ quyết định của tòa án, nhưng cơ quan chức năng vẫn tổ chức cưỡng chế.
Đến khoảng 16 giờ ngày 25-2, lực lượng chức năng huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) đã tạm dừng việc cưỡng chế nhà cửa của bà Phạm Thị Nhung (ở thị trấn Đức An, huyện Đắk Song).
 
Lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế nhà bà Nhung vào sáng 25-2
Trước đó, khoảng 8 giờ 30 phút sáng cùng ngày, lực lượng chức năng huyện Đắk Song đã có mặt trước nhà bà Nhưng để thực hiện các thủ tục cưỡng chế. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, sau khi công bố lệnh mở khóa nhà thì lực lượng chức năng bất ngờ tạm dừng lại. Đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng mới chính thức rút hết khỏi khu vực cưỡng chế. Điều bất ngờ nữa là trong quá trình thực hiện việc cưỡng chế, không có sự tham gia của kiểm sát viên VKSND huyện Đắk Song.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, trước khi kháng nghị của VKSND tỉnh Đắk Nông, ngày 24-2, VKSND huyện Đắk Song đã có văn bản gửi Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Đắk Song đề nghị chưa thực hiện việc cưỡng chế nhà của bà Nhung, chờ kết quả giải quyết của TAND huyện Đắk Song. Bên cạnh đó, ngày 17-2, TAND huyện Đắk Song đã ra quyết định thụ lý vụ án bà Nhung khởi kiện yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản của bà và thông báo cho Chi cục THADS huyện Đắk Song. Tuy nhiên, sáng 25-2, lực lượng chức năng vẫn tiến hành tổ chức cưỡng chế nhà bà Nhung rồi bất ngờ dừng lại.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, cuối năm 2015, vợ chồng anh Nguyễn Văn Du (con trai bà Nhung) vay của Ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB) Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk 1 tỉ đồng để làm ăn. Ngoài thửa đất số 2 của hai vợ chồng, anh Du mượn thêm giấy đăng ký quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thửa đất liền kề (thửa đất số 1) của cha mẹ là bà Phạm Thị Nhung để làm tài sản bảo lãnh. Sau khi mất khả năng thanh toán, TAND huyện Đắk Song công nhận vợ chồng anh Du phải trả cho ngân hàng hơn 1,116 tỉ đồng cả gốc và lãi.
Ngày 26-6-2017, Chi cục THADS huyện Đắk Song ban hành Quyết định số 11 cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Theo đó, kê biên, xử lý cả 2 lô đất để trả toàn bộ khoản nợ của anh Du, dù tài sản của bà Nhung chỉ bảo đảm cho khoản vay của ngân hàng. Ngày 27-10-2017, sau khi bán đấu giá thửa số 2 của vợ chồng anh Du được hơn 1,382 tỉ đồng, dù đã đủ để thực hiện nghĩa vụ nhưng chấp hành viên vẫn tiếp tục bán đấu giá thửa đất số 1 của bà Nhung với số tiền hơn 1,559 tỉ đồng.
Sau đó, VKSND tỉnh Đắk Nông kháng nghị một phần Quyết định số 11 cho biết việc tiếp tục bán đấu giá tài sản thế chấp của vợ chồng bà Nhung để thanh toán cho những nghĩa vụ khác của vợ chồng anh Du là vi phạm quy định pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng bà Nhung.
Tháng 9-2019, Chi cục THADS huyện Đắk Song ra quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11 theo hướng kê biên tài sản của anh Du để thi hành bản án.
Trong thời gian đang khiếu nại, tố cáo, chồng bà Nhung lâm trọng bệnh rồi qua đời. Đầu tháng 1-2019, vợ anh Du lại phát bệnh ung thư máu phải nằm điều trị dài ngày tại các bệnh viện ở TP HCM, hết hàng trăm triệu đồng. Anh Du đưa 3 con nhỏ xuống thuê 1 phòng trọ gần bệnh viện để vừa chăm sóc vợ vừa chạy xe ôm kiếm tiền lo cho cả nhà.
Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.