Ngày 14-4, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), cho biết đơn vị vừa có báo cáo trình UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị ra quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp Thành Phong, với tổng số tiền phạt là 420.900.000 đồng.
Lý do phạt vì doanh nghiệp Thành Phong trong quá trình thuê rừng lập dự án quản lý bảo vệ kết hợp chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và kinh doanh du lịch dưới tán rừng tại tiểu khu 144 (xã Đạ Sar, Lạc Dương) đã để xảy ra tình trạng phá rừng với diện tích lên đến 1,6ha rừng thông 3 lá nguyên sinh hàng chục năm tuổi, thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Tuy vậy, huyện Lạc Dương cũng đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép Công ty TNHH Thành Phong sau khi bồi thường thiệt hại đối với diện tích rừng bị phá được phép sử dụng khối lượng gỗ thông bị đốn hạ tại diện tích rừng bị tàn phá nằm trong dự án của doanh nghiệp (?).
Hiện nay trên địa bàn huyện Lạc Dương có tới 62 tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất, thuê rừng và cấp phép đầu tư dự án với diện tích trên 9.000ha. Tuy nhiên, việc triển khai dự án còn chậm; mới có 27/50 đơn vị lập thủ tục thuê rừng với diện tích gần 3.500ha/hơn 6.300ha. Đặc biệt, mặc dù đã giao đất, giao rừng nhưng nhiều công ty vẫn không triển khai đầu tư, để xảy ra tình trạng phá rừng ngay trong dự án, điển hình như Công ty Thành Văn, Thảo Điền, Tài Tín, Võ Lệ Hà, Thành Nam, Chìa Khóa Vàng, Thành Phong…
Lý do phạt vì doanh nghiệp Thành Phong trong quá trình thuê rừng lập dự án quản lý bảo vệ kết hợp chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và kinh doanh du lịch dưới tán rừng tại tiểu khu 144 (xã Đạ Sar, Lạc Dương) đã để xảy ra tình trạng phá rừng với diện tích lên đến 1,6ha rừng thông 3 lá nguyên sinh hàng chục năm tuổi, thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Hàng loạt thông 3 lá tại TK144 nằm trong dự án của công ty TNHH Thành Phong đã bị triệt hạ |
Hiện nay trên địa bàn huyện Lạc Dương có tới 62 tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất, thuê rừng và cấp phép đầu tư dự án với diện tích trên 9.000ha. Tuy nhiên, việc triển khai dự án còn chậm; mới có 27/50 đơn vị lập thủ tục thuê rừng với diện tích gần 3.500ha/hơn 6.300ha. Đặc biệt, mặc dù đã giao đất, giao rừng nhưng nhiều công ty vẫn không triển khai đầu tư, để xảy ra tình trạng phá rừng ngay trong dự án, điển hình như Công ty Thành Văn, Thảo Điền, Tài Tín, Võ Lệ Hà, Thành Nam, Chìa Khóa Vàng, Thành Phong…
Theo Tuoitre