Vụ phá rừng nghiêm trọng ở Kon Tum:Gần 40 gốc cổ thụ bị xẻ thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Infonet phản ánh rừng già Đăk Rơ Nga (Đăk Tô, Kon Tum) bị tàn phá đặc biệt nghiêm trọng, ngành chức năng đã triển khai lực lượng đến hiện trường kiểm tra và thừa nhận thông tin báo nêu là hoàn toàn đúng, có gần 40 gốc cây cổ thụ bị cắt hạ ngổn ngang.
 
Rừng già Đắk Tô bị hạ sát
Ngày 04/3/2019, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô ra báo cáo (Số 12/BC-HKL) về việc kiểm tra hiện trường phá rừng mà báo Infonet phản ánh.
Báo cáo nên rõ: Đoàn kiểm tra gồm có đại diện các đơn vị Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, Hạt Kiểm lâm Đăk Tô, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô kiểm tra tại tiểu khu 276, 277, 278.
Kiểm đếm tại hiện trường, Đoàn thống kê được 37 gốc cây bị cưa hạ, chủng loại từ nhóm III đến nhóm VIII, nằm trong lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô.
 
Những cây cổ thụ có đường kính hơn 1m đã bị triệt hạ.
Cụ thể: Tại lô 2, khoảnh 1, tiểu 278 có 03 gốc cây bị chặt hạ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó, 01 gốc không còn gỗ và 02 gốc còn gỗ nhưng bị rỗng ruột, hỏng không còn giá trị sử dụng.
Tại vị trí tọa độ thuộc các khoảnh 7, 9 tiểu khu 277 và khoảnh 12, tiểu khu 276, Đoàn kiểm tra phát hiện có 34 gốc cây bị cưa hạ, đường kính từ 20 cm đến 110 cm và 23 lóng, gỗ hộp có khối lượng 13,298 m3. Trong đó, gỗ tròn 14 lóng với khối lượng 9,817 m3, 9 hộp gỗ xẻ có khối lượng 3,481 m3.
Cơ quan chức năng đang hoàn thiện thủ tục để xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào chiều 26/2, Infonet có đăng bài "Kon Tum: Thâm nhập hiện trường vụ chặt phá rừng cổ thụ tại huyện Đăk Tô", phản ánh vào ngày 24/2/2019, PV đã thâm nhập thực tế để tìm hiểu về tình trạng phá rừng đang diễn ra tại xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô, Kon Tum).
Bá Tứ-Hải Dương (Infonet)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.