Vụ phá rừng đặc dụng tại Đắk Lắk: Cần làm rõ những điểm bất thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 4/12, việc xác minh, điều tra vụ phá rừng đặc dụng xảy ra trên địa bàn xã Bình Hòa (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) mà Thông tấn xã Việt Nam phản ánh trong những ngày qua, vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, kết quả điều tra ban đầu đã cho thấy những điểm bất thường.
 
Hiện trường vụ phá rừng trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN phát
Cụ thể, vào ngày 26/11/2019, sau khi thông tin về vụ phá rừng đặc dụng Nam Ka được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, lực lượng chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc xác minh vụ việc.
Biên bản kiểm tra hiện trường vụ việc được lập vào lúc 16 giờ ngày 27/11/2019, có sự tham gia của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka, nêu rõ: Khối lượng lâm sản còn lại tại hiện trường là 20,997 m3, trong đó gỗ tròn có 12 lóng với khối lượng 14,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với khối lượng 6,034 m3 và 11 gốc cây, trong đó có 10 gốc còn mới và một gốc đã cũ.
Tuy nhiên, báo cáo số 1453/BC-CAH-HS ngày 29/11/2019 của Công an huyện Krông Ana gửi Thường trực Huyện ủy Krông Ana lại khẳng định: Ngày 27/11/2019, Công an huyện Krông Ana đã phối hợp với các đơn vị Công an tỉnh Đắk Lắk, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana, Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka và Ủy ban nhân dân xã Bình Hòa tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng, kết quả điều tra ban đầu xác định rằng tổng khối lượng lâm sản bị khai thác, chặt hạ (tính cả phần gốc, hộp gỗ) còn tại hiện trường là 41,267 m3, trong đó, gỗ tròn có 13 lóng với khối lượng 34,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với tổng khối lượng 6,304 m3 và 12 gốc cây đều còn mới, có đường kính từ 25 cm đến 130 cm.
Hiện trường các gốc cây gỗ bị khai thác trái phép thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên, hiện trạng rừng thường xanh, giàu chức năng rừng đặc dụng. Chủng loại gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII thuộc các tiểu khu 1023,1024,1025 nằm trên địa giới hành chính xã Bình Hòa (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian khai thác cách thời điểm kiểm tra từ 25-30 ngày, thời gian các đối tượng đưa gỗ ra khỏi rừng cách thời điểm kiểm tra từ 7-10 ngày.
Đến ngày 2/12/2019, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Ana tiếp tục gửi Báo cáo số 113/BC-HKL đến chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng và cũng khẳng định: Khối lượng lâm sản còn lại tại hiện trường là 20,997 m3, trong đó gỗ tròn có 12 lóng với khối lượng 14,963 m3; gỗ xẻ có 22 tấm, hộp với khối lượng 6,034 m3 và 11 gốc cây, trong đó có 10 gốc còn mới và một gốc đã cũ.
Như vậy, kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường trong cùng một ngày 27/11/2019 giữa Công an huyện Krông Ana và lực lượng kiểm lâm đã chênh nhau hơn 20m3 gỗ còn lại tại hiện trường, Vì sao có sự vênh này và số gỗ thuộc diện vênh đang ở đâu?
 
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường. Ảnh: TTXVN phát.
Điều đáng nói, việc khai thác gỗ, xẻ gỗ thành hộp, tấm, và việc vận chuyển, tập kết gỗ diễn ra rầm rộ, sử dụng các phương tiện như cưa máy, máy tời, trâu, bò… ngay trong rừng đặc dụng mà chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka không hề hay biết. Trước khi thông tin về vụ phá rừng đặc dụng Nam Ka trên địa bàn xã Bình Hòa được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka, còn khẳng định: “Công tác bảo vệ rừng là vấn đề thường xuyên, liên tục. Hàng tuần, hàng tháng, hàng năm (Ban Quản lý rừng) đều xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, truy quét. Các trạm của các địa bàn cũng xây dựng kế hoạch tuần tra. Nói chung năm 2019, anh em làm tốt và có nhiều cố gắng”.
Đặc biệt, sau khi kiểm tra hiện trường lực lượng Công an phát hiện một số lượng lóng, hộp gỗ đã khai thác chưa kịp vận chuyển còn bỏ lại tại mép bìa rừng đặc dụng thuộc tiểu khu 1023, cách trụ sở Trạm Kiểm lâm số 8 của Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka chỉ khoảng 500m nhưng vẫn không bị lực lượng của đơn vị này phát hiện. Điều này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về tính nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng của cán bộ Trạm Kiểm lâm số 8 (Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Ka).
Vụ việc rừng đặc dụng Nam Ka bị chặt phá, xẻ gỗ, vận chuyển gỗ ra khỏi rừng đã diễn ra trong thời gian dài và chỉ được phát hiện, xử lý sau khi báo chí lên tiếng. Và sau khi báo chí có thông tin phản ánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk mới có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương xử lý vụ việc.
Công an huyện Krông Ana cũng nhận định, đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, vụ việc có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định tại điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Dư luận và công luận đòi hỏi tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo và bảo vệ rừng đặc dụng.
Tuấn Anh (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null