Vụ cướp giật điện thoại của cháu bé gây xôn xao dư luận: Bắt giữ anh em Tí - Ty

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài vụ cướp giật chiếc điện thoại của cháu bé 4 tuổi gây xôn xao dư luận, anh em Tí, Ty còn thực hiện 2 vụ cướp giật khác và 1 vụ trộm cắp tài sản.
Ngày 13-5, Đội Cảnh sát hình sự - Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đã bắt giữ 2 anh em ruột gây ra vụ cướp giật điện thoại từ tay một cháu bé gây xôn xao dư luận.

Trần Văn Tí khi bị bắt giữ
Trần Văn Tí khi bị bắt giữ
Trước đó, tối 4-5, khi một cháu bé 4 tuổi đang cầm chiếc điện thoại hiệu iPhone 7 ngồi chơi ở vỉa hè, trước nhà ở phường Thành Nhất, TP Buôn Ma thuột thì bị 2 người đàn ông đi xe máy chạy tới cướp giật chiếc điện thoại rồi tẩu thoát. Toàn bộ diễn biến vụ việc được camera an ninh ghi, đăng tải trên mạng xã hội Fecebook, gây xôn xao dư luận.
Vào cuộc điều tra, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Buôn Ma Thuột đã sớm làm rõ Trần Văn Ty (35 tuổi) và em trai là Trần Văn Tí (24 tuổi, cùng trú tại phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) là 2 đối tượng gây ra vụ cướp giật trên.
Tại cơ quan công an, 2 anh em ruột này khai nhận cần tiền tiêu xài, cả 2 rủ nhau chạy xe máy lòng vòng trên các tuyến phố Buôn Ma Thuột để trộm cắp, cướp giật.
Bước đầu, cơ quan công an đã làm rõ ngoài vụ cướp giật trên, 2 anh em ruột này còn gây ra 2 vụ cướp giật khác và 1 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.
Được biết, Trần Văn Ty từng có 1 tiền án 3 năm 6 tháng tù về tội cướp giật tài sản.
Công an TP Buôn Ma Thuột đã truy thu được một số tài sản trả lại cho bị hại và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.