Vỡ mộng đất nền, nhiều nhà đầu tư ôm trái đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều nhà đầu tư không tiếc tiền đổ vào những khu vực sắp sửa lên quận, nhưng cuối cùng lại sập bẫy, chôn tiền nhiều năm chưa thể thu hồi vốn.
Người Việt luôn xem đất nền là kênh đầu tư an toàn, vì quan niệm “người sinh thêm chứ đất không sinh thêm”, khiến nhiều nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền vào những dự án bị thổi giá, đẩy giá. 
Cơn sốt đất nền tại Ba Vì (Hà Nội) hồi năm 2008-2009 đã để lại hậu quả đến nay vẫn chưa thể khắc phục được. Giá đất nền không tăng mà ngày càng giảm, nhiều nhà đầu tư không cắt lỗ được, chấp nhận để mảnh đất của mình phơi mưa, phơi nắng.
Mặc dù không có công thức trả lời đổ tiền vào đất trong bao lâu sẽ sinh lời và tỷ suất sinh lời là bao nhiêu, nhưng người Việt Nam vẫn xem đây là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn.
 
 Đầu tư đất nền, nhiều nhà đầu tư mắc kẹt.
Đơn cử như khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, một loạt khu đô thị (KĐT) mọc lên tại huyện Hoài Đức, huyện Từ Liêm, đến nay nhiều KĐT trong số đó vẫn bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm, người muốn bán không bán được do giá quá thấp so với thời điểm mua. Thêm nữa, nhà đầu tư cũng không dám mua do khu vực đó không đầy đủ hạ tầng cũng như các tiện ích khác.
Chị Dâng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, năm 2010, chị đầu tư 2 lô liền kề tại khu Kim Chung – Di Trạch. Thời điểm đó, chị mua với giá 60 triệu đồng/m2, là giá đỉnh của thị trường bất động sản đang sốt nóng.
Đầu năm 2011, thị trường bất động sản chìm sâu trong khủng hoảng, giá lô đất của chị tụt xuống 20 triệu đồng/m2. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào đây, nếu bán thì tiền của chị coi như “đổ xuống sông xuống biển”.
“Với tâm lý đầu tư đất nền an toàn, không bán lúc này thì lúc khác, mua đất là giữ được của, nên bao nhiêu vốn liếng, gom góp của cả bố mẹ để đổ tiền vào đây. Bây giờ thì hậu quả để lại vô cùng nặng nề, mà nghe thông tin Hoài Đức chưa được lên quận vào năm tới, thì không biết bao giờ giá đất hồi lại”, chị Dâng than thở.
Rất nhiều nhà đầu tư cũng trong tình cảnh này, vì nhiều KĐT “ma” tại Hoài Đức vẫn hiển hiện. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đất nền Ba Vì hồi năm 2008 cũng không kém phần rủi ro, khi trung tâm hành chính của Thủ đô sẽ không chuyển về đây. Tâm lý đầu tư đất nền an toàn đã biến những nhà đầu tư thành “tay trắng”.
Theo một số chuyên gia bất động sản, đất nền hiện nay đầy rủi ro đối với nhà đầu tư nếu mua phải mảnh đất có tính pháp lý không rõ ràng, quy hoạch địa phương chưa công bố công khai, dân cư sống thưa thớt, khu vực chưa phát triển đồng bộ…
Thời gian qua, một số công ty làm ăn không chân chính cũng đã vẽ ra hàng loạt dự án “ma” để phân lô bán nền cho người dân. Do không có sự tìm hiểu kỹ nên nhiều nhà đầu tư đã mắc bẫy, không biết khi nào mới lấy lại được tiền.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, đã cảnh báo về những rủi ro, mất an toàn đầu tư vào đất nền.
Theo ông Nam, việc đầu tư mua đất ồ ạt, có những nhà đầu tư mua cả đất rừng phòng hộ, là “chôn tiền vào đất”.
Hơn nữa, hiện nay, xu hướng lao về các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh có biển như Hải Phòng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thanh Hóa… với giá đất rẻ, thủ tục dễ nhưng các địa phương còn phát triển nông nghiệp lớn, không thể để đất đai “ngâm” ở đó mãi, cũng sẽ dẫn đến “ghim” tiền của nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cũng cảnh báo về việc đầu tư vào đất nền, nhưng đồng thời lại chỉ ra một số yếu tố quan trọng cho nhà đầu tư nếu có ý định đầu tư đất nền để tránh rơi vào tình trạng mắc kẹt, chôn vốn vào đất đai.
Theo bà Như Ý, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Real home (Vân Đồn, Quảng Ninh), để đầu tư an toàn, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố như: nhìn vào nội lực hiện trạng, tức là về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đánh giá về tiềm năng vị trí địa lý, thiên nhiên, cảnh quan; những yếu tố về định hướng chính sách của Nhà nước đối với khu vực đó; hệ số kỳ vọng trong tương lai về thị trường bất động sản.
“Khi có tổng hòa của các yếu tố trên, chúng ta mới có thể đánh giá được tính an toàn về thị trường đó”, bà Như Ý nói.
Minh Sơn (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.