Vì sao thuốc thử nghiệm điều trị Covid-19 giống tên 1 thực phẩm chức năng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 12.8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thông báo về một số thông tin liên quan tới sản phẩm thuốc thử nghiệm VIPDERVIR điều trị COVID-19.

Loại thuốc đang được thử nghiệm trong việc điều trị COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: VAST
Loại thuốc đang được thử nghiệm trong việc điều trị COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: VAST
Yêu cầu doanh nghiệp đổi tên sản phẩm giống với thuốc thử nghiệm
Theo đó, ngày 10.8.2021, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức buổi Họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 có tên là VIPDERVIR. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học do PGS.TS. Lê Quang Huấn chủ trì, có sự đánh giá khoa học của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền của Bộ Y tế.
Trước đó trong cuộc họp ngày 7.8.2021, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và chấp thuận đề cương nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiện nay, trên một số trang tin điện tử có ý kiến khác nhau về sản phẩm thuốc thử nghiệm VIPDERVIR và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ VIPDERVIR-C do Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia sản xuất và quảng cáo.
Về việc này, Viện Công nghệ sinh học đã ban hành công văn số 421/CHSH ngày 12.8.2021 nêu rõ việc Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia đơn phương sản xuất, đăng ký lưu hành thực phẩm bảo vệ sức khỏe VIPDERVIR-C là không đúng với nội dung hợp đồng Hợp tác công nghệ sản xuất (chế phẩm VIPDERVIR) ký ngày 20.3.2020 giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia.
"Viện yêu cầu Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia thay đổi tên thực phẩm bảo vệ sức khoẻ VIPDERVIR-C để tránh hiểu nhầm cho người tiêu dùng"- thông tin từ Viện nhấn mạnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang hết sức nỗ lực tiến hành nhiều nghiên cứu, trong đó có việc nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc điều trị COVID-19.
"Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trân trọng cảm ơn các ý kiến góp ý và rất mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, động viên của các cơ quan chức năng, các cơ quan truyền thông và nhân dân cả nước để có những sản phẩm tốt, sớm đưa vào điều trị, đóng góp chung vào nỗ lực của cả nước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19"- thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nêu.
Đặt tên sản phẩm giống nhau dễ khiến người dân đổ xô đi mua
Được biết đơn vị tham gia nghiên cứu đề tài thuốc Vipdervir ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn có Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia.
Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp báo diễn ra, tiếp tục xuất hiện Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia có sản phẩm Vipdervir C, được Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cấp phép lưu hành ngày 29.6. Sản phẩm này không phải là thuốc mà là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Liên quan vấn đề này, tối 11.8, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia đã có văn bản phản hồi về sự việc. Đơn vị này cho hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vipdervir C với công dụng “hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, do sức đề kháng kém gây ra” đã được công bố từ ngày 29.6. Tuy nhiên, nhiều lý do khách quan, chủ quan nên công ty chưa truyền thông quảng cáo cho sản phẩm này trên bất kỳ phương tiện truyền thông. Sản phẩm cũng chưa được bày bán tại các nhà thuốc.
Do đó, đại diện doanh nghiệp khẳng định những tin đồn thất thiệt, cho rằng Công ty Cổ phần Dược Vinh Gia cố tình khiến người dân hiểu nhầm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vipdervir C là thuốc Vipdervir hoàn toàn không chính xác.
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi với hai tên gọi gần giống nhau, chỉ khác một chữ "C", một bên là thực phẩm chức năng, một bên là thuốc, liệu có gây tình trạng sốt ảo khi người dân đổ xô mua sản phẩm thực phẩm chức năng Vipdervir C về sử dụng hay không?
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng cho rằng: "Việc đặt tên hai sản phẩm có công dụng hoàn toàn khác nhau với cái tên na ná nhau có thể gây hiểu nhầm cho người dân rằng hai loại này là một, có khả năng chữa COVID-19 nên sẽ đổ xô đi mua".
Các chuyên gia trong lĩnh vực dược phẩm đều cho rằng nếu đơn vị nào cố tình gây ra sự hiểu lầm ấy, nó không đơn giản là hiểu lầm nữa mà sẽ là trục lợi, là lợi dụng các nhà khoa học để bán hàng.
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?