Vì sao mỗi năm thế giới có 250 ngàn người chết do bệnh ung thư phổi dù không hút thuốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo cảnh báo từ các nhà khoa học Anh, trên thế giới có khoảng 250 ngàn người chết mỗi năm do bệnh ung thư phổi dù không hút thuốc, mà vì họ hít khói xe và khói từ nhiên liệu hóa thạch.
Ung thư phổi xuất hiện ngày càng nhiều ở người không hút thuốc . Ảnh nguồn nld.com.vn
Ung thư phổi xuất hiện ngày càng nhiều ở người không hút thuốc. Ảnh nguồn nld.com.vn
Mới đây, nhóm tác giả đến từ Viện Francis Crick và University College London (thuộc Đại học London) của Anh vừa trình bày một nghiên cứu tại Đại hội ESMO 2022. Theo nhóm tác giả, khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc sở hữu một đột biến gen nguy hiểm. Tỷ lệ này có thể gia tăng trong tương lai do hít khói xe và khói từ nhiên liệu hóa thạch.
Phát hiện mới này dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trực tiếp trên con người về đột biến trong gen gọi là EGFR, được tìm thấy ở khoảng 1/2 người bị ung thư phổi chưa từng hút thuốc.
Quá trình nghiên cứu nhận thấy, hạt siêu mịn PM2.5 đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng trong các tế bào đường thở có đột biến ở EGFR và cả một gen khác có liên quan đến ung thư phổi là KRAS, từ đó dẫn tới bệnh ung thư.
Hạt siêu mịn này (những hạt ô nhiễm nhỏ có đường kính dưới 2,5 micromet) thường xuất hiện trong khói xe và các loại khói do nhiên liệu hóa thạch khác-còn thúc đẩy dòng chảy của đại thực bào giải phóng chất trung gian gây viêm interleukin-1β, như một chất xúc tác tăng sức mạnh cho các tế bào có đột biến EGFR.
Trong một loạt thử nghiệm sau cùng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công cụ truy tìm đột biến tinh vi trong các mẫu nhỏ của mô phổi bình thường và tìm thấy các đột biến điều khiển EGFR và KRAS lần lượt xuất hiện với tỷ lệ 18% và 33% mẫu.
Tuy các biện pháp nhằm ức chế interleukin-1β giúp chặn bớt sự khởi phát của ung thư phổi nhưng về lâu dài con đường dẫn tới ung thư phổi này rất đáng sợ, bởi nhiều người trong chúng ta vẫn đang hít khói xe và khói từ các dạng nhiên liệu hóa thạch khác như than, dầu, khí đốt... hàng ngày.
Dù khả năng gây ung thư của thuốc lá vẫn cao hơn ô nhiễm không khí nhưng số người phải tiếp xúc với ô nhiễm ngày càng cao, do đó tỷ lệ người bị ung thư phổi vì ô nhiễm có thể sẽ ngày càng tăng, gây nên hệ quả toàn cầu khủng khiếp.
Đúng là tránh xa thuốc lá là điều quan trọng nhất có thể làm để giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Bên cạnh đó, việc tránh xa khói xe và khói từ các dạng nhiên liệu hóa thạch khác như than, dầu, khí đốt... hàng ngày cũng vô cùng quan trọng để phòng tránh ung thư phổi.
XUÂN PHẠM (tổng hợp từ benhvienungbuouhanoi.vn, nld.com.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.