Vì sao lâm tặc có thể dùng trâu chở gỗ pơ mu ra khỏi rừng ở Đắk Lắk?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Xảy ra tình trạng lâm tặc hoành hành, tiếp tục khai thác gỗ pơ mu và vận chuyển bằng trâu kéo ngay giữa lúc nghỉ Tết Nguyên đán, chủ rừng - lãnh đạo Công ty (Cty) TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (Đắk Lắk) có phải chịu trách nhiệm?

 Lâm tặc dùng trâu vận chuyển gỗ pơ mu ra khỏi địa bàn quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (Đắk Lắk) ngay trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh: T.X
Lâm tặc dùng trâu vận chuyển gỗ pơ mu ra khỏi địa bàn quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (Đắk Lắk) ngay trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh: T.X


Trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông - cho hay: Vụ việc xảy ra trong dịp nghỉ Tết. Lâm tặc biết thời điểm đó thuận lợi nên tổ chức hoạt động. Tại phân trường 2 (nơi xảy ra phá rừng) có đến 14 người. Hôm lâm tặc lấy gỗ có 5 người ở phân trường nhận nhiệm vụ túc trực.

"Khi nhận được tin báo của công an, tôi đã lập tức huy động người phối hợp truy quét. Tôi đã triển khai, họp với phân trường 2 vì dư luận nghi ngờ có sự tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. Anh em thì đều khẳng định không có sự tiếp tay. Tôi mong cơ quan Công an điều tra làm rõ, để làm trong sạch bộ máy", ông Tuấn nói.

Đây không phải là lần đầu tiên lâm phần của Cty Lâm nghiệp Krông Bông quản lý bị lâm tặc hoành hành dữ dội.

Trong 3 năm qua, phía Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Công an huyện Krông Bông đã phải "chia quân" truy quét, bắt giữ các vụ phá rừng quy mô lớn ngay trên lâm phần của Cty này.

Ông Lê Văn Long - Chủ tịch UBND huyện Krông Bông nói: "Tôi đã từng tiếp nhận thông tin người dân báo có 4 xe, có biển số chở gỗ lậu đang đi ra. Ngay sau đó, tôi điện thoại chỉ đạo cho 4 người thuộc bốn đơn vị có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hai tiếng sau chỉ thấy 4 chiếc xe trên chạy xe không ra chứ không có gỗ, người trên xe đang cười đùa”.

Chủ tịch huyện Krông Bông cho biết đã phải giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chuyên môn độc lập triển khai phương án truy quét lâm tặc để bảo mật thông tin, tránh bị tuồn thông tin ra ngoài nhằm giúp lâm tặc đào thoát.

Đáng chú ý, trong vụ phá rừng đợt Tết vừa qua ở Krông Bông, lâm tặc đã ngang nhiên dùng 5 trâu kéo vận chuyển gỗ đi tập kết, tiêu thụ mà không cần dùng đến xe cơ giới để chuyên chở.

https://laodong.vn/ban-doc/vi-sao-lam-tac-co-the-dung-trau-cho-go-po-mu-ra-khoi-rung-o-dak-lak-882537.ldo
 

Theo BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.