Vì đâu học sinh Đắk Lắk lập hội cho vay nặng lãi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để xảy ra việc học sinh cho vay nặng lãi, có khả năng nhiều phụ huynh nắm được thông tin có nhóm cho vay nặng lãi trong nhà trường nhưng vì e ngại nên không lên tiếng...
Một số học sinh bị công an lấy lời khai vì cho vay nặng lãi. Ảnh: LX
Một số học sinh bị công an lấy lời khai vì cho vay nặng lãi. Ảnh: LX
Liên quan đến đường dây học sinh ở xã  Pơng Đrang, huyện Krông Búk lập nhóm cho vay nặng lãi, sáng 17.2, Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) vẫn đang phân loại các đối tượng, điều tra mở rộng làm rõ. 
Sáng cũng ngày, ông Nguyễn Tự Cường - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu xác nhận nhà trường đang chờ văn bản từ phía công an để có căn cứ xử lý, răn đe các học sinh vi phạm.
Theo ông Cường, vào tháng 12 hằng năm, trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền học sinh không sa vào các tệ nạn như đốt pháo, cờ bạc, an toàn giao thông…
Ông Cường cũng đồng ý qua điểm việc học sinh cho học sinh vay nặng lãi chỉ xuất hiện ở một số em cá biệt, không phải đại đa số.
"Trước đó, nhà trường có nghe nhưng chưa chính thức về việc học sinh cho vay nặng lãi. Có thể các phụ huynh đã nắm được vụ việc nhưng vì ngại nên chưa báo với nhà trường" - ông Cường nhận định.
Theo tìm hiểu, nhiều học sinh cho vay nặng lãi đều sinh sống tại xã Pơ Drang.
Ở góc độ quản lý nhà nước, bà H’Pin Mlô – Chủ tịch xã Pơ Drang cho biết, thời gian qua trên địa bàn xã chưa ghi nhận các vụ việc liên quan đến tín dụng đen và cả việc học sinh hoạt động cho vay nặng lãi.
“Các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng đen hiện cơ quan công an đang xử lý. Với góc độ quản lý nhà nước, chúng tôi cũng sẽ tăng cương tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho người dân và cả học sinh” – bà H’Pin thông tin.
Như Lao Động đưa tin, Công an huyện Krông Búk đã điều tra, xử lý một nhóm đối tượng là học sinh nhưng tổ chức hoạt động “tín dụng đen”, cho nặng lãi tại trường học.
Công an xác định nhóm học sinh cho vay nặng lãi trong trường học gồm: P.D.H. và N.T.N.H. cả hai đều là học sinh lớp 11 trường Phan Đăng Lưu trú ở xã Pơng Đrang, cùng một em học sinh khác.
Trước đó, tháng 12.2019, một học sinh trong trường đã vay của H. số tiền 6 triệu đồng với lãi suất thỏa thuận 20%/7 ngày.
Tuy nhiên, lúc nhận tiền chỉ nhận được 4,8 triệu đồng; 1,2 triệu đồng còn lại H. giữ và cho rằng đó là số tiền lãi của 1 tuần phải trả.
Đến ngày 11.1.2020, do không có đủ khả năng trả tiền nên em học sinh này bị H. đe dọa không cho đi học nữa. Sự việc sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện và mời cả 2 lên lấy lời khai.
Tại cơ quan Công an, H. khai nhận đã lên YouTube xem cách người lớn cho vay tiền kiểu “tín dụng đen” nên áp dụng và tiến hành lấy tiền mình cho học sinh khác vay.
Tháng 10.2019 đến nay, H. cho vay với tổng số tiền 9,5 triệu đồng với mức lãi suất 20%/7 ngày.
Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ có 15 học sinh tham gia vào việc vay – mượn tiền (14 học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu và 1 học sinh trường THCS Lê Hồng Phong) với tổng số tiền vay là 23,4 triệu đồng và số tiền học sinh đã đóng lãi ước tính 9 triệu đồng.
Trong đó, xác định có 3 em là người cho vay tiền và 11 em còn lại là những người mượn tiền.
Theo HỮU LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null