Về Phố núi Pleiku ăn cháo lòng bánh hỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một đĩa bánh hỏi với những miếng lòng trắng tinh được sắp trên mặt, bát cháo lòng bốc khói. Đơn giản là thế nhưng đủ làm ấm lòng thực khách trong buổi sáng mùa đông Phố núi Pleiku.

Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định và được du nhập lên Phố núi Pleiku. Không phải là nơi xuất xứ, cháo lòng bánh hỏi lại được bán nhiều trên các con đường ở TP. Pleiku (Gia Lai), trở thành món ăn sáng bình dị được nhiều người ưa thích.


 

 


Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Gạo vo sạch, ngâm qua đêm cho mềm rồi vớt ra đem xay nhuyễn. Cho hỗn hợp bột đã xay vào bao bằng vải sạch, buộc miệng bao lại, lấy phiến đá chằn lên trên để bột nhanh ráo nước. Sau đó, đem hấp bột vừa đủ chín, nhồi bột thật dẻo chia thành từng phần nhỏ. Khuôn làm bánh hỏi là những chiếc ống tròn, bên dưới có đáy, đáy khuôn được khoan thành những lỗ nhỏ li ti. Bánh hỏi có ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiếc khuôn. Nếu lỗ nhỏ quá, sợi bánh sẽ thanh mảnh, dễ bị đứt gãy, nếu lỗ to quá bánh lại giống sợi bún.
 
Bột sau khi nhồi được cho vào khuôn và ép xuống cho bột chảy thành từng sợi xuống. Người thợ dùng tay ngắt ra từng đoạn nhỏ, đưa vào nồi hấp cách thủy cho bánh chín, vớt ra và trải trên lá chuối. Một miếng bánh hỏi gồm nhiều sợi bánh kết hợp lại với nhau, kích cỡ của bánh bằng khoảng hai ngón tay người lớn. Khi ăn bánh hỏi, người ta thường thoa lên bánh một ít dầu ăn trộn với lá hẹ xắt nhỏ, làm cho hương vị bánh hỏi rất lạ, kích thích khẩu vị. Khi ăn chỉ cần một chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt là đã có bữa ăn sáng ngon miệng.


 

Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định. Ngoài ăn với lòng, bánh hỏi còn ăn kèm với thịt nướng, tôm, chả giò...
Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định. Ngoài ăn với lòng, bánh hỏi còn ăn kèm với thịt nướng, tôm, chả giò...



Ngoài ra, bánh hỏi còn được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác như ăn kèm với chả giò, thịt nước, tôm, gà nướng... nhưng lạ miệng và gây tò mò hơn cả là ăn với cháo lòng. Ngồi vào bàn gọi món cháo lòng bánh hỏi, bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh hỏi với lòng heo thái miếng bên trên, bên cạnh là bát cháo nóng hổi cùng chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt.
 
Ngoài bánh hỏi, cháo lòng là một thành phần quan trọng làm nên sự ngon miệng cho món ăn. Đĩa lòng phải có đủ tim, cật, gan, phèo non... Luộc lòng rất đơn giản nhưng để có miếng lòng giòn, ngon ngọt thì phải biết cách. Lòng sau khi làm sạch được cho vào luộc. Khi vừa chín đến, vớt lòng ra và cho ngay vào thau nước đá lạnh. Chính cái lạnh của đá làm cho bề mặt lòng săn lại, miếng lòng trắng và giòn khi ăn.


 

Bát cháo nóng hổi giúp người ăn ấm lòng hơn khi thưởng thức món ăn này.
Bát cháo nóng hổi giúp người ăn ấm lòng hơn khi thưởng thức món ăn này.



Lòng được thái thành từng miếng vừa ăn và sắp đều trên đĩa bánh hỏi. Nước luộc lòng dùng để nấu cháo. Bát cháo lòng ăn kèm hơi loãng, bên trong có một ít tiết lợn, được rắc lên một ít hành lá, rau răm và tiêu bột. Trong những buổi sáng se lạnh của phố núi, bước vào quán ăn, gọi bát cháo lòng bánh hỏi và thưởng thức cùng bạn bè thì không còn gì bằng. Món ăn tuy đơn giản, bình dị nhưng lại có sức quyến rũ rất lạ kỳ với những người đã một lần thưởng thức.

GLO (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.