Vắc xin COVID-19 thứ 2 của Việt Nam thử nghiệm trên người vào tháng 3.2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vắc xin COVID-19 thứ 2 của Việt Nam, do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) dự kiến sẽ được thử nghiệm trên người vào tháng 3.2021.

Vắc xin COVID-19. Ảnh minh họa: ĐVCC
Vắc xin COVID-19. Ảnh minh họa: ĐVCC
Ông Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), xác nhận sản phẩm vắc xin COVID-19 do tổ chức này nghiên cứu đã được đánh giá an toàn và hiệu lực bảo vệ trên động vật.
IVAC dự kiến nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng lần cuối tháng 12 và dự kiến bắt đầu thử nghiệm trên người vào tháng 3.2021.
"Vắc xin COVID-19 của IVAC đang ở giai đoạn nghiên cứu, chưa có kết quả cụ thể để đảm bảo 100% thành công. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin và quyết tâm trên cơ sở năng lực hiện có", ông Thái cho biết.
IVAC đã sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Quy trình sản xuất tương tự vắc xin cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm.
Khi nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19, IVAC sử dụng chủng NDV-LaSota-S làm vector biểu hiện protein S của SARS-CoV-2. Đây là chủng có độc lực thấp được sử dụng trong nhiều loại vắc xin. Chủng virus này được đánh giá thích ứng và phát triển tốt trên trứng gà có phôi.
Trước đó, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước.
Đến thời điểm này các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng, trong đó 03 đơn vị là IVAC, VABIOTECH, NANOGEN đã hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm và hiện đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vắc xin trên động vật. Riêng NANOGEN đã hoàn thành giai đoạn này và chuẩn bị sẵn sàng để tiến tới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Tại cuộc họp các chuyên gia và các nhà sản xuất đã cùng thảo luận về tiến độ thực hiện các dự án sản xuất vắc xin cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; những giải pháp cho giai đoạn tới.
GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19. Bộ Y tế đã chủ động thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi, đàm phán với các đơn vị sản xuất vắc xin trên thế giới để sớm tiếp cận được nguồn vắc xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng phòng chống dịch trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các đơn vị sản xuất vắc xin trong nước đẩy nhanh tiến độ để sớm tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
Theo đó, ngày 10.12, NANOGEN phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin COVID-19 của Việt Nam. Sau đó 1 tuần sẽ tiến hành tiêm mũi vắc xin thử nghiệm đầu tiên.
Song song đó, các bên liên quan cần chuẩn bị để sẵn sàng cho giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng ngay, không để kết thúc giai đoạn 1 mới tiến hành bắt đầu công việc cho giai đoạn 2. Bộ trưởng yêu cầu cần chủ động trong các giai đoạn để làm sao có vắc xin càng sớm càng tốt.
THÙY LINH (LĐO)

https://laodong.vn/y-te/vac-xin-covid-19-thu-2-cua-viet-nam-thu-nghiem-tren-nguoi-vao-thang-32021-860499.ldo

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

(GLO)- Thời gian qua, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.