Ưu tiên hàng đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.

Tuy nhiên, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp vượt tỉ lệ quy định như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai... Vấn đề tăng số học sinh cơ học và thiếu hụt trường lớp sẽ tiếp tục tái diễn qua từng năm.

Năm nay, còn chưa đến 1 tháng nữa bước vào năm học mới nhưng một số địa phương báo cáo trường lớp vẫn chưa bảo đảm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Khó khăn trong xây dựng trường lớp đã không còn lạ lẫm. Vẫn là số lượng học sinh tăng nhanh hơn nỗ lực xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy và học. Nhưng thời điểm hiện nay không còn cho phép biện giải những nguyên nhân trên. Khi đã xác định giáo dục là quyết sách hàng đầu, ưu tiên trước hết thì chỉ còn một cách là tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện các chương trình đầu tư cho giáo dục mà Chính phủ đề ra ở cấp độ quốc gia và từng địa phương. Sự lần lữa trong đầu tư cho giáo dục sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng lớn mà ngay hiện nay chúng ta cũng đã thấy rõ: Chất lượng nguồn lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao, thiếu lao động ở những ngành kinh tế hiện đại, trọng điểm.

Xét về tổng mức đầu tư, Việt Nam có tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục thuộc hàng đầu trong khu vực, khoảng 18% ngân sách quốc gia. Mức đầu tư này đã có tác động tích cực đến toàn xã hội.

Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước). Học sinh đã được hưởng thụ các chương trình cải cách giáo dục tiên tiến, hiện đại, tiếp cận được với các nền giáo dục tiên tiến của khu vực (trọng tâm là ở các thành phố lớn).

Những thành tựu trên là đáng trân trọng nhưng giáo dục là vấn đề của toàn xã hội. Nó được đánh giá, cân đo trên bình diện xã hội chứ không thể qua những thành tích của từng địa phương hoặc từng nhóm học sinh. Chúng ta có thể có nhiều nhóm học sinh đoạt giải cao ở các kỳ thi quốc tế nhưng cũng có nhiều vùng chưa phổ cập hết THCS.

Ở thành thị có những ngôi trường đại học ngang tầm quốc tế nhưng có những ngôi trường ở vùng sâu còn nền đất mái tranh. Kéo gần khoảng cách về hưởng thụ giáo dục là vấn đề khó khăn mà nhiều năm qua chúng ta chưa giải quyết rốt ráo. Không chỉ là trường lớp mà giáo dục cần hàng loạt vấn đề cần đầu tư đúng mức: hiện đại hóa chương trình học, nâng chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư trang thiết bị dạy học... Thế nhưng trường lớp là vấn đề đầu tiên mà nếu thiếu thì các vấn đề còn lại khó triển khai được.

Đầu tư xây dựng trường, lớp không quá khả năng của các địa phương. Quan trọng là vấn đề này được ưu tiên thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. Hưởng thụ giáo dục là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân.

Chúng ta có thể tự hào về nhiều thành tựu của xã hội thì hãy làm nhiều hơn để con trẻ cũng tự hào bước chân đến những ngôi trường khang trang mà không phải gặp bất cứ cản ngại nào.

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.