Tu Mơ Rông: Cuộc thi Hành trình đi tìm truyền thuyết quốc bảo sâm Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Cuộc thi hành trình đi tìm truyền thuyết quốc bảo sâm Ngọc Linh.

Tham dự có 12 đội thi là các tổ chức đoàn thanh niên của các xã và huyện.

Các đội thi lần lượt trải qua 5 chặng thử thách, tương đương với 5 lá của cây sâm Ngọc Linh. Trên các chặng đều có các mật thư và trò chơi. Mật thư là những câu hỏi liên quan đến kiến thức về cây sâm Ngọc Linh, còn trò chơi sẽ tập trung phân biệt, nhận biết sâm thật, sâm giả. Các đội thi phải cùng nhau đoàn kết, tư duy để trả lời các câu hỏi và hoàn thành các trò chơi bắt buộc.

Cuộc thi đi tìm quốc bảo. Ảnh: HN

Cuộc thi đi tìm quốc bảo. Ảnh: HN

Tại 4 chặng thử thách đầu, các đội thi khi vượt qua sẽ nhận được các phần quà liên quan đến cây quốc bảo sâm Ngọc Linh. Trạm cuối cùng, đội thi nào vượt qua thử thách đầu tiên sẽ nhận được giải đặc biệt với phần thưởng là 30 cây sâm Ngọc Linh 3 năm tuổi, trị giá khoảng 40 triệu đồng. Các cây này có thể cho quả bói với cây khoẻ từ 5 đến 10 quả. Đây là sâm do Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (K5) tài trợ nhằm hỗ trợ cho thanh niên Tu Mơ Rông khởi nghiệp.

Theo ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, Tu Mơ Rông hiện phát triển được khoảng 1.800 ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất thế giới. Địa phương cũng sở hữu đặc sản du lịch độc nhất vô nhị là Du lịch tham quan vườn sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh cũng giúp bà con vươn lên làm giàu, mua ô tô, xây nhà to, nhiều tỷ phú sâm cũng đã xuất hiện. Để có được vườn sâm to lớn trên, bao năm qua, đồng bào Xơ Đăng đã nỗ lực cùng doanh nghiệp chung tay bảo tồn, nhân rộng.

Huyện tổ chức cuộc thi nhằm tôn vinh giá trị cây sâm Ngọc Linh cũng như tri ân những người đã có công phát hiện, bảo tồn, nhân rộng cây quốc bảo này. Bên cạnh đó, hội thi cũng nhằm nâng cao kỹ năng làm việc tập thể, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống cho đoàn viên, thanh niên. Giải thưởng cuộc thi là sâm Ngọc Linh là phần quà giá trị, góp phần giúp đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trồng, sớm nhân rộng vườn sâm, vươn lên làm giàu từ cây quốc bảo.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null