Tự do hàng hải trên biển Đông là lợi ích của tất cả các bên liên quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 25-9, tại Đại học Meiji Tokyo, Nhật Bản, Viện Các vấn đề Toàn cầu Meiji (MIGA), Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Meiji (MIIPS) phối hợp với Diễn đàn Nhật Bản về Quan hệ Quốc tế (JFIR), Trung tâm Nghiên cứu Khủng hoảng và Tranh chấp Quốc tế (CECRI) đã tổ chức hội thảo với chủ đề "An ninh hàng hải toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền".
 

Quang cảnh buổi hội thảo.
Quang cảnh buổi hội thảo.

Tham dự hội thảo có các học giả hàng đầu Nhật Bản và thế giới, cùng nhiều nhà báo quốc tế.

Theo phóng viên tại Tokyo, trong cuộc hội thảo, các học giả đã khái quát diễn biến về tình hình Biển Đông thời gian qua, bày tỏ quan ngại đối với vấn đề an ninh hàng hải, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát tranh chấp, duy trì tự do hàng hải, đảm bảo lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan.

Học giả Terashima Hiroshi​ - nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách Biển (SPF), đã đưa những chiến lược tiếp cận vấn đề Biển Đông như tăng cường đối thoại, tiếp xúc giữa các bên liên quan, giữa các học giả nhằm diễn giải, chia sẻ trật tự pháp lý, xây dựng nền tảng cơ bản giải quyết tranh chấp trên biển, duy trì an ninh hàng hải; hỗ trợ các quốc gia ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ven biển Đông khả năng thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và đảm bảo an ninh hàng hải.

Cùng chung quan điểm này, Giáo sư Sato Koichi​ thuộc Đại học Oberlin Tokyo, đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của Biển Đông đối với kinh tế thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản với 60% nguồn cung năng lượng của nước này đi qua Biển Đông; các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Nhật Bản.

Từ thực tế trên, giáo sư Sato đã đề xuất 3 giải pháp để giám sát, quản lý tình hình an ninh hàng hải ở biển Đông là xây dựng cơ chế hợp tác an ninh hàng hải giữa Nhật Bản-ASEAN giống như cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản-ASEAN hay Hội nghị Cấp cao Đông Á; xây dựng trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải tại Biển Đông dưới sự hợp tác của nhiều lực lượng liên quan của các nước như hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và ngư dân; xây dựng cơ chế giám sát, phòng chống sự cố an ninh hàng hải, bao gồm cả các xung đột nhỏ.

Giống như Nhật Bản, Ấn Độ không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực biển này hết sức quan trọng đối với kinh tế, an ninh của Ấn Độ, cũng như khu vực và thế giới. Do đó, giải quyết tranh chấp tại biển Đông phải đi từ quan điểm đa phương.

Quan điểm này của ​giáo sư Jagannath Panda, Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, đã nhận được sự đồng tình của các học giả tham gia hội thảo. Giáo sư Panda cũng đề xuất giải pháp về một hiệp định hàng hải giữa các nước trong khu vực, nhấn mạnh tự do hàng hải, yếu tố đang làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia, đồng thời đưa ra nhưng cơ chế hợp tác cân bằng về an ninh.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Giáo sư Gregory Moore, Đại học Nottingham (Anh) khẳng định các quốc gia tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông cần hợp tác và đối thoại để giải quyết vấn đề.

Hội thảo "An ninh Hàng hải Toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền" diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và ASEAN đã gần đạt được khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề đối với các bên không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có lợi ích liên quan ở khu vực này.

Các học giả đều nhận định duy trì tự do hàng hải, tạo ra các cơ chế phối hợp, kiểm soát xung đột, dựa trên tính thượng tôn của pháp luật, sự tin tưởng lẫn nhau của các bên liên quan là biện pháp quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông, cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các bên.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.