Từ "cái ôm đầu tiên của mẹ"…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những đổi thay tích cực, Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhận được những nhận xét thân thiện, những cái gật đầu hài lòng từ phía bệnh nhân và người nhà.

Từ đầu năm 2016 đến nay, các phương pháp mới như “Da kề da”, kangaroo, tuyên truyền lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ… được áp dụng đã làm nên một cuộc “cách mạng” tại đây.

Nhiều lợi ích với “da kề da”

Chiều 14-2, có mặt tại Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong căn phòng dành riêng cho việc áp dụng phương pháp “Da kề da”, P.V chứng kiến vẻ mặt hạnh phúc, mãn nguyện của nhiều bà mẹ khi được ôm con vào lòng ngay khi bé chào đời. Chị Tăng Thị Yến Vân (33 tuổi, 324 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) cho biết, bé thứ 2 của chị vừa lọt lòng là đã được đặt nằm ngay trên bụng mẹ, được hưởng trọn vẹn những hơi ấm đầu tiên từ cơ thể và vòng tay mẹ. Theo chị, khi áp dụng phương pháp “Da kề da”, chị cũng rất an tâm ở chỗ: “Đưa trước gia đình phải “cắt cử” 1 người theo mẹ, 1 người theo bé vì sợ nhầm con, nay thì không sợ nữa”.

 

Một trẻ sơ sinh được chăm sóc theo phương pháp kangaroo. Ảnh: Internet
Một trẻ sơ sinh được chăm sóc theo phương pháp kangaroo. Ảnh: Internet

Theo nữ hộ sinh Bùi Thị Thu Trang, từ cuối năm 2014, Bệnh viện và Sở Y tế chọn cử 4 người-trong đó có chị-đi tập huấn về chương trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ em trong và sau khi sinh. Sau khi tập huấn xong, họ trở thành giảng viên tuyến tỉnh, phổ cập đến các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện về phương pháp “Da kề da” (EENC) và phương pháp kangaroo (KMC). Đến nay, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đã đưa vào áp dụng. Trong năm 2017, các phương pháp mới mẻ này sẽ được phổ cập đến tuyến xã.

Cụ thể, EENC được thực hiện như sau: Bé vừa sinh ra được lau khô và nằm trên bụng mẹ từ 60-90 phút sau sinh, sau khi dây rốn hết đập (từ 1 đến 3 phút) mới cắt dây rốn nhằm tận dụng lượng chất sắt từ mẹ chuyển sang bé, lượng sắt này có thể đáp ứng nhu cầu của bé trong suốt 6 tháng đầu đời. Sau khi bé bú được cữ đầu tiên, nữ hộ sinh mới tách bé ra khỏi mẹ để mặc đồ, cân, tiêm ngừa viêm gan siêu vi B… Phương pháp này hoàn toàn mới so với trước kia (cắt dây rốn ngay sau khi sinh, tách rời mẹ con, sớm nhất là 45 phút sau bé mới được gặp mẹ). Lợi ích của “Da kề da” là bé sớm được hưởng hơi ấm của mẹ, cơ thể mẹ như chiếc lồng ấp tự nhiên giúp trẻ tránh hạ thân nhiệt, kích thích nhịp tim, nhịp thở; bé được bú sữa đầu giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh về tiêu hóa... Đối với mẹ, phương pháp này giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, EENC hiện chỉ mới áp dụng với những trường hợp sinh thường; trong năm 2017 sẽ tiếp tục thực hiện với các trường hợp sinh mổ.

Nữ hộ sinh Bùi Thị Thu Trang cũng cho biết, thực hiện phương pháp EENC không gây khó mà ngược lại khiến các nữ hộ sinh… nhàn hơn. Nếu trước kia phải có 2 nữ hộ sinh mới lo được cho một ca sinh (một người lo cho mẹ, một người lo cho bé) thì nay chỉ cần một người cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ. Để triển khai EENC, Bệnh viện đã cho bố trí lại cơ sở vật chất như: sửa sang, mở một phòng riêng dành cho EENC gồm 6-7 giường, bên ngoài căn phòng đặc biệt này được trang trí bằng một câu khẩu hiệu thật ấm áp: “Cái ôm đầu tiên của mẹ/Hơi thở đầu đời của bé”.

Thay đổi cách chăm sóc mẹ và bé

Bên cạnh phương pháp “Da kề da” cũng phải kể đến phương pháp kangaroo, vốn chỉ được áp dụng tại bệnh viện của các thành phố lớn, nay cũng đã triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ tháng 9-2016. Phương pháp này dành cho những bé sơ sinh non tháng, theo đó bé được cha mẹ ủ ấm theo kiểu da kề da như những chú chuột túi trong suốt khoảng thời gian dài, cho đến khi nào bé không thích nữa thì thôi. Các bác sĩ, nữ hộ sinh cũng sẽ theo sát để tư vấn cách massage cho mẹ để có nhiều sữa, cách trữ sữa, massage giúp bé phát triển tốt hơn. Hiện tại Khoa Sản có 4 giường dành cho các bé kangaroo nhưng có lúc không đáp ứng đủ nhu cầu. Bé chỉ được xuất viện khi hết các bệnh lý cấp tính, thân nhiệt ổn định, tăng cân liên tục trong 3 ngày. Đồng thời, mẹ phải hoàn toàn tự tin chăm con bằng phương pháp kangaroo, thành thạo việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Ngoài ra, các bác sĩ, nữ hộ sinh tại đây cũng đã tổ chức nhiều buổi truyền thông, tư vấn trực tiếp với sản phụ bằng slide-show với những hình ảnh và thông tin thuyết phục về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhờ đó nhiều sản phụ và gia đình đã nhận thức tốt hơn, không tiếp tục cho con bú bình. Nói như nữ hộ sinh Bùi Thị Thu Trang, đây là điều không dễ dàng, “như một cuộc chiến”, do đó phải nhắc nhở liên tục. Một thay đổi khác khiến các bà mẹ cũng rất an lòng, đó là việc tắm bé nay được thực hiện ngay tại giường của mẹ, nhờ đó họ còn được các nữ hộ sinh hướng dẫn kỹ càng về cách tắm cho con… Chị Hoàng Thị Hường (38 tuổi, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) nhận xét: “Ngày nào các y tá, bác sĩ cũng dặn không cho bé bú sữa ngoài mà khuyến khích bú sữa mẹ. Bé còn được tắm tại giường nữa. Nói chung, các cô ở đây rất chu đáo, nhiệt tình chăm sóc cho mẹ và bé”.

Trao đổi với P.V, bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình-Trưởng khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Sau khi Khoa Nhi-Bệnh viện Đa khoa tỉnh sáp nhập về Bệnh viện Nhi Gia Lai, theo chỉ đạo của Sở Y tế, Khoa Sản sẽ thành lập đơn nguyên Nhi sơ sinh để phục vụ cho những trẻ cần chăm sóc đặc biệt về y tế sau sinh. Sẽ có rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị…, song chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ”.

Lam Nguyên

Trong chuyến làm việc tại Gia Lai cuối năm 2016 vừa qua, Thạc sĩ Đinh Anh Tuấn-Phó Vụ trưởng Vụ Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) đã có những nhận xét rất tích cực: “Có thể nói Gia Lai là một trong những tỉnh đi đầu khu vực miền Trung-Tây Nguyên về triển khai phương pháp “Da kề da” và kangaroo, nhờ đó đã đem lại những thay đổi rất quan trọng. Cùng với vận động, tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các phương pháp trên đã giúp giảm tử vong sau sinh, giúp các bà mẹ nuôi con thành công ngay từ khi bé lọt lòng”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.