Truy tới cùng nguồn gốc chất cấm trong chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 6-4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu cùng đoàn công tác của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y đã đến tỉnh Đồng Nai, trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn.

Qua công tác kiểm tra thực tế tại các hộ chăn nuôi và làm việc với ngành nông nghiệp địa phương, Thứ trưởng đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai cần phối hợp với lực lượng công an và các đơn vị liên quan “truy xuất đến cùng nguồn gốc chất cấm vừa phát hiện trên địa bàn, chứ không thể phát hiện xong rồi lại không xử lý triệt để".

Sử dụng chất cấm chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, trước khi các cơ quan thông tin đại chúng thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Cục chăn nuôi và thú y Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và đã phát hiện một số mẫu dương tính với nhóm chất cấm beta-agonist mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Tuy nhiên sau khi vụ việc được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ, ngành nông nghiệp địa phương đã triển khai công tác thanh, kiểm tra toàn diện. Qua công tác kiểm tra bằng phương pháp định tính elisa và sau đó tiếp tục định lượng nguồn chất cấm tồn dư trong các mẫu thức ăn và mẫu thịt lợn trên địa bàn đã phát hiện nhiều mẫu dương tính với nhóm chất cấm trên.

Cụ thể Chi cục Thú y Đồng Nai đã lấy 93 mẫu nước tiểu, thức ăn và mẫu thịt tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại trên địa bàn, đến ngày 5-4 kết quả đã phát hiện 12 mẫu của 12 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn dương tính với nhóm chất cấm beta-agonist. Những mẫu trên được ngành thú y địa phương test nhanh bằng phương pháp elisa, sau đó gửi các mẫu này đến Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung ương để tiếp tục kiểm tra, và kết quả đã phát hiện 12/93 mẫu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dương tính với chất cấm.

Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, hiện tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đứng đầu cả nước với hơn 1,1 triệu con. Trong đó tỷ lệ chăn nuôi trang trại là 60%, với 1.200 trang trại quy mô từ 100 con trở lên. Trong khi đó, qua sàng lọc và khoanh vùng các đối tượng sử dụng chất cấm trong thời gian qua cho thấy hầu hết tập trung ở các đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ là các hộ gia đình có đàn lợn dưới 100 con. Ông Báu cho rằng, do việc sử dụng chất cấm rơi vào những trường hợp này, nên công tác phát hiện xử lý gặp nhiều khó khăn.

Truy xuất đến cùng việc sử dụng chất cấm

Sáng  6-4 qua tiếp xúc với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Văn Thái, chủ hộ chăn nuôi lợn tại địa chỉ 43/2 ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom cho rằng không biết tại sao đàn lợn nhà ông lại có chất cấm.

Ông Thái cho biết, từ trước đến nay phương pháp chăn nuôi của ông vẫn là sử dụng các sản phẩm nông nghiệp như ngô trộn với cám nguyên chất được mua ở công ty trộn vào để cho lợn ăn hằng ngày.

Tuy nhiên khi lợn có dấu hiệu bị bệnh, ông Thái còn trộn thuốc thú y vào hỗn hợp trên để cho lợn ăn. Hộ chăn nuôi này cho rằng, họ không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mặc dù các thương lái có đến gạ gẫm sử dụng để bán lợn với giá cao hơn.

Sau khi lực lượng thú y địa phương đến lấy mẫu đi kiểm nghiệm và phát hiện có chất cấm trên đàn lợn của hộ ông Thái, ông cho biết rất trăn trở và xấu hổ với bà con hàng xóm. Ông Thái đề nghị cơ quan chức năng cần tiếp tục xét nghiệm riêng từng loại thức ăn để truy tìm nguồn gốc của chất cấm nhằm “giải oan” cho họ.

Làm việc với ngành nông nghiệp Đồng Nai, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai phải tiếp tục kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các trường hợp phát hiện chất cấm. Bà Thu nói phải truy xuất đến cùng nguồn gốc của các chất cấm này từ đâu, khi phát hiện được đường đi của chất cấm mới có cơ sở để xử lý triệt để vấn đề. Để làm được việc này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng công an.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, hiện nay việc buôn bán chất cấm đã từ chỗ hoạt động lén lút sang hoạt động công khai. Điển hình là mới đây cơ quan chức năng phát hiện một số cửa hàng thuốc thú y bán công khai các chất thuộc nhóm chất cấm beta-agonist tại Đồng Nai. Trong đó lực lượng công an huyện Thống Nhất bắt quả tang 1 đối tượng vận chuyển 5kg chất cấm đậm đặc đang đưa đi tiêu thụ.

Việc sử dụng chất cấm cơ bản đã được kiểm soát

Ông Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, hiện Cục Chăn nuôi cũng đã tiến hành lấy tổng cộng 136 mẫu tại các đơn vị và hộ chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc và duyên hải Nam Trung bộ đi kiểm tra. Kết quả chỉ có 3 mẫu tại tỉnh Hoà Bình, Bắc Ninh và Hải Dương là dương tính với chất cấm. Ông Dương khẳng định tỷ lệ dương tính với chất cấm ở khu vực trên là khá thấp. Cục Chăn nuôi cũng khẳng định, đến thời điểm hiện nay tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn đã cơ bản được kiểm soát. Hiện nay giá thịt lợn trên địa bàn cả nước đang có chiều hướng tăng lên, người tiêu dùng đã tiếp tục trở lại sử dụng thịt lợn. Giá lợn đã tăng từ 40-42.000 đồng/kg lên khoảng 43-45.000 đồng/kg.


Tuy nhiên Cục Chăn nuôi cũng nhận định mặc dù tình hình đã được kiểm soát, tuy nhiên việc quản lý và sử dụng chất cấm thuộc nhóm beta-agonist trong chăn nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trở lại. Do đó, Bộ Nông nghiệp cùng với các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là những đối tượng buôn bán chất cấm để làm gương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, khi vụ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được thông tin, ngành chăn nuôi trong nước đã bị thiệt hại hết sức nặng nề. Thống kê sơ bộ của Cục Chăn nuôi cho thấy chỉ hơn 1 tháng qua, người chăn nuôi trong nước bị thiệt hại khoảng 2.100 đến 3.000 tỷ đồng. Riêng người chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại trên 500 tỷ đồng.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm