Trường cấp 3 khang trang bị bỏ hoang ở tỉnh nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, học sinh phải học tập ở những ngôi trường tạm bợ thì một ngôi trường cấp 3 khang trang, có vốn đầu tư nhiều tỉ đồng đang bỏ hoang, gây lãng phí ngân sách.
Trường THPT Phan Chu Trinh, phân hiệu 2 nằm ở xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) được xây dựng với quy mô lớn, số tiền đầu tư nhiều tỉ đồng. Sau một thời gian hoạt động, đến năm 2019, ngôi trường khang trang này bị bỏ hoang.

Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 bị bỏ hoang
Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 bị bỏ hoang
Theo ghi nhận của phóng viên, ngôi trường được xây dựng tại khu vực khá hẻo lánh, xung quanh là đồi núi, không có dân cư sinh sống. Ngôi trường được xây dựng kiên cố với tòa nhà chính 3 tầng, hàng chục phòng học. Hiện, tài sản của trường được niêm phong, cửa đóng then cài nên một số hạng mục đang dần xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm.

Ngôi trường khang trang, có vốn đầu tư nhiều tỉ đồng
Ngôi trường khang trang, có vốn đầu tư nhiều tỉ đồng
Theo một người dân, khu vực gần trung tâm khu dân cư của xã đất trống, đồi trọc bạt ngàn nhưng không xây dựng mà đưa trường vào khu vực cách trung tâm nhiều km. Học sinh ở khu vực trung tâm dân cư phải vào nơi hẻo lánh học được một thời gian thì lần lượt xin chuyển chỗ học để tiện đi lại. "Một ngôi trường to đùng thế mà bỏ hoang, nhìn rất xót" - người này nói.

Một số hạng mục xuống cấp, hư hỏng
Một số hạng mục xuống cấp, hư hỏng
Theo một lãnh đạo Trường THPT Phan Chu Trinh, trường được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009. Trường có quy mô lớn, cơ sở vật chất cũng khá tốt. Năm học trước, trường chỉ còn mỗi một lớp 12, số lượng học sinh quá ít nên chuyển toàn bộ các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên 31 người về cơ sở chính để giảng dạy. 
"Việc điều chuyển này đơn vị đã xin chủ trương từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông và theo nguyện vọng của đại đa số quý phụ huynh, học sinh. Bởi, các em đến trường quá xa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn vì đường đi giáp ranh với nhánh sông Sêrêpốk và thường vắng người qua lại" - vị này cho biết thêm.

Việc bỏ hoang gây lãnh phí ngân sách
Việc bỏ hoang gây lãnh phí ngân sách
Còn theo ông Trần Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng, trước đây Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 được xây dựng do địa bàn có quy hoạch khu dân cư vào sinh sống và hiện tại vẫn đang tiếp tục triển khai dự án. Trường hiện đã tạm dừng tuyển sinh do không có học sinh đăng ký vào. Việc xây dựng trường là chiến lược lâu dài của các nhà lãnh đạo.

Cỏ mọc um tùm trong khuôn viên trường
Cỏ mọc um tùm trong khuôn viên trường
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, cho hay Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 trước đây là Trường Đào Duy Từ. Sau đó, UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định sát nhập trường thành Trường THPT Phan Chu Trinh. "Chiều nay, đơn vị sẽ làm việc với Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông để xử lý tài sản dôi dư sau sát nhập. Sau đó, sẽ tham mưu cho UBND tỉnh hướng xử lý" - ông Toàn nói.
Ngôi trường khang trang bị bỏ hoang
Bài, ảnh, clip: Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null