Trùm gỗ lậu Hà "đen" và 17 đồng phạm lĩnh án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trùm gỗ lậu Lê Hồng Hà, tức Hà "đen", cùng 17 đồng phạm liên quan đến vụ tàn phá hơn 1.200 m3 gỗ bị Bộ Công an triệt phá đầu tháng 7-2016.

 Bị cáo Hà
Bị cáo Hà "đen" hai nhận tại phiên tòa.



Sau 3 ngày xét xử, chiều 25-5, HĐXX sơ thẩm TAND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt Lê Hồng Hà (50 tuổi; ngụ xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) cùng 16 đồng phạm về tội "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng", trong vụ án phá rừng ở lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5.

Các đồng phạm gồm: Nguyễn Văn Dương (31 tuổi), Phan Tuấn Kiệt (35 tuổi), Mai Văn Bằng (38 tuổi), Phạm Văn Dương (28 tuổi), Mai Văn Nam (34 tuổi), Phạm Văn Ninh (23 tuổi), Nguyễn Quang Trực (34 tuổi), Nguyễn Viết Cường (47 tuổi), Nguyễn Văn Lực (30 tuổi; cùng ngụ tại tỉnh Quảng Bình); Lê Hoàng Phúc (47 tuổi), K’Xin (34 tuổi), Trần Thọ (51 tuổi; cùng ngụ huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng), Nguyễn Văn Tuấn (42 tuổi; ngụ huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông), Nguyễn Văn Thành (51 tuổi; ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Văn Tú (45 tuổi; ngụ xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), Hoàng Văn Chác (30 tuổi; ngụ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).

Riêng bị cáo Võ Văn Việt (35 tuổi, ngụ xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm), nhân viên thuộc Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc (tỉnh Lâm Đồng), bị tuyên phạt về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà là kẻ chủ mưu vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các tiểu khu 390A, 396, 397 và 419 thuộc khu vực hồ Thủy điện Đồng Nai 5 (xã Lộc Bắc, H Bảo Lâm) được lực lượng Bộ Công an và tỉnh Lâm Đồng triệt phá vào đầu tháng 7-2016. Khu vực rừng bị bị lâm tặc tàn phá chủ yếu thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) quản lý, giáp ranh giữa Lâm Đồng, Đắk Nông và Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Theo điều ra, rạng sáng 8-7-2016, tổ công tác thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động kiểm tra lán trại của các đối khai thác gỗ lậu tại khu vực lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 5, thu giữ 34 cây gỗ dổi bị cưa hạ trái phép với khối lượng khoảng 51,38 m3. Sau khi rà soát, 6 trong số 20 người có mặt tại lán trạn bị tạm giữ. Ngoài những người có mặt, cơ quan điều tra còn xác định có nhiều đối tượng liên quan đến đường dây phá rừng quy mô lớn này đang bỏ trốn, trong đó có có đối tượng cầm đầu là Lê Hồng Hà.

Sau đó, Bộ Công an đã bàn giao vụ án này cho Công an tỉnh Lâm Đồng  Ngày 12-7-2016, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 11 bị can để điều tra. Thời điểm này, Công an tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam 10 bị can, riêng Lê Hồng Hà đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Công an tỉnh Lâm Đồng phát lệnh truy nã Lê Hồng Hà trên toàn quốc; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm khám nghiệm hiện trường các khu vực rừng bị phá. Qua nhiều ngày khám nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện có tổng cộng 105 cây gỗ cổ thụ các loại như (xương gà, dổi, xuân thôn...) bị các nhóm lâm tặc của Hà "đen" triệt hạ, với tổng khối lượng gỗ lên đến gần 300 m3.

Sau 42 ngày bỏ trốn, chiều 19-8-2016, Lê Hồng Hà bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ khi đang lẫn trốn tại tỉnh Đồng Nai. Trùm gỗ lậu Hà "đen" khai nhận trong vòng 2 năm, dưới sự chỉ đạo của mình, các đàn em thường xuyên vào rừng khai thác gỗ trái phép. Các nhóm lâm tặc vào khai thác gỗ trái phép trên lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 5 và các cánh rừng nguyên sinh giáp ranh lòng hồ rồi dùng thuyền vận chuyển về bến để đưa đi tiêu thụ.

Qua điều tra của công an xác định một lượng lớn gỗ thành phẩm, hơn 1.200 m3 được bán cho Nguyễn Văn Tuấn.


 

Các bị cáo lĩnh án tại phiên tòa.
Các bị cáo lĩnh án tại phiên tòa.



HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Lê Hồng Hà và đồng bọn đã vi phạm nghiêm trọng các quy định bảo vệ rừng, làm mất an ninh trật tự tại địa phương. Trên cơ sở đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Hồng Hà 6 năm tù giam và buộc phải bồi thường thiệt hại số tiền 1,9 tỉ đồng; bị cáo Nguyễn Văn Tuấn 4 năm 6 tháng tù, bồi thường 925 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Văn Dương 3 năm 6 tháng tù, bồi thường 84 triệu đồng; các bị cáo Trần Thọ, Hoàng Văn Trác, Mai Văn Bằng, Phạm Tuấn Kiệt và Phạm Văn Dương cùng lĩnh mức án 30 tháng tù, mỗi bị cáo bồi thường 84 triệu đồng; các bị cáo Mai Văn Nam và Phạm Văn Ninh cùng lĩnh mức án 24 tháng tù, mỗi bị cáo bồi thường 84 triệu đồng; các bị cáo Nguyễn Quang Trực và Nguyễn Viết Cường lĩnh mức án 22 tháng 16 ngày tù/bị cáo, bồi thường 84 triệu đồng/bị cáo; các bị cáo K’Xin, Lê Hoàng Phúc bị tuyên phạt 15 tháng tù/bị cáo; bị cáo Nguyễn Văn Lực bị tuyên phạt 22 tháng tù và bồi thường 80 triệu đồng; Nguyễn Văn Thành 18 tháng 22 ngày tù, Nguyễn Văn Tú 18 tháng tù, Võ Văn Việt 18 tháng tù.  Hai bị cáo Nguyễn Viết Cường và Nguyễn Quang Trực được thả tự do tại phiên tòa vì thời hạn phạt tù bằng với thời hạn bị bắt tạm giam trước đó.

Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null