Trồng rau sạch trên ống nhựa thu hoạch mỗi ống từ 5 đến 10 kg rau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tình cờ biết đến kỹ thuật trồng rau khí canh, một chàng trai làm nghề sửa điện thoại tại TP.Đồng Hới đã tìm hiểu và áp dụng thành công mô hình mới lạ đối với địa bàn Quảng Bình.

Đang là ông chủ của một cửa hàng sửa chữa điện thoại, nhưng luôn hiếu kỳ trước những mô hình nông nghiệp mới lạ, anh Phạm Ngọc Trọng (37 tuổi, xã Thuận Đức, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) đã "liều mình" thực hiện mô hình trồng rau khí canh và bước đầu thành công.

Cơ duyên đến với nông nghiệp từ khi anh tình cờ thấy các hình ảnh về trồng rau khí canh trên mạng, rồi tò mò tìm hiểu.

Vườn rau khí canh của anh Trọng. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Vườn rau khí canh của anh Trọng. Ảnh: BÁ CƯỜNG

"Tôi thấy họ trồng rau trong ống nhựa dựng thẳng đứng, nên thắc mắc làm thế nào có thể phát triển cây tốt như vậy. Tôi tìm hiểu và biết đến một kỹ thuật đang là xu thế phù hợp với các gia đình sống tại thành phố, không có nhiều đất trồng rau nhưng muốn có rau sạch để ăn", anh Trọng nói.

Qua tìm hiểu, anh Trọng dần tiếp cận được với các kỹ thuật cũng như công nghệ để tạo ra được một vườn rau khí canh. Vốn là một người sửa chữa điện thoại, am hiểu công nghệ, máy móc nên không gặp nhiều khó khăn. Tận dụng diện tích đất trống trong vườn nhà, anh lắp đặt máy móc, làm 50 ống nhựa để trồng thử nghiệm.

Mong muốn mang rau sạch đến với mọi người

Bắt đầu thực hiện từ tháng 6.2023, anh Trọng trồng thử nghiệm rau cải và có chút lo lắng liên quan đến khí hậu.

"Hầu như mọi thứ đều thuận lợi khi tôi tìm hiểu, chỉ lo sợ khí hậu Quảng Bình sẽ không thích hợp để trồng khí canh. Nhưng sau 3 tuần, cây rau phát triển rất tốt, tôi thu hoạch sử dụng trong gia đình và tặng hàng xóm thưởng thức, được nhiều người ủng hộ", anh Trọng chia sẻ.

Anh Trọng ứng dụng thành công kỹ thuật trồng rau khí canh tại địa phương. Ảnh: BÁ CƯỜNG
Anh Trọng ứng dụng thành công kỹ thuật trồng rau khí canh tại địa phương. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Theo anh Trọng, cách trồng khí canh sẽ phù hợp với điều kiện của các gia đình sinh sống ở thành phố, thường sân vườn chật hẹp. Trồng rau khí canh cũng không cần đến đất; khoản tưới nước, bơm chất dinh dưỡng cho cây thì do máy móc "cáng đáng", không tốn nhiều sức lao động.

"Hiện tại số rau thu hoạch được tôi vẫn đang bán cho người dân địa phương. Ý định của tôi không chỉ là trồng rau bán, mà "bán" cả mô hình cho người dân, để ai cũng có thể tự làm ra rau sạch sử dụng", anh Trọng nói.

Hạt giống được ươm khoảng 1 tuần sau đó tách ra, cho vào các ống nhựa. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Hạt giống được ươm khoảng 1 tuần sau đó tách ra, cho vào các ống nhựa. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Mô hình có nhiều ống nhựa, mỗi ống nhựa được đục 45 lỗ để trồng cây. Khi cây phát triển tốt, đến lúc thu hoạch mỗi ống có thể mang lại 5 - 10 kg rau, tùy theo loại. Rau được trồng theo cách hữu cơ này cũng cho năng suất cao hơn, cây phát triển tốt hơn.

Hiện tại, rau cải hữu cơ của anh Trọng đang bán với giá 80.000 đồng/kg, mặc dù giá cao hơn so với rau bán ở chợ nhưng vườn rau của anh Trọng rất nhanh hết hàng.

Đối với kỹ thuật trồng khí canh, hiện tại anh Trọng cũng đang bán lại mô hình (gồm máy móc, công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật) với giá từ 7 - 10 triệu đồng/mô hình, tùy theo nhu cầu sử dụng của người dân. Song, số vốn bỏ ra chính là cản trở lớn nhất đối với người dân, hiện tại anh đang đón các đoàn tham quan của địa phương, giới thiệu cho mọi người về hiệu quả, lợi ích mang lại của kỹ thuật trồng rau khí canh.

Cách trồng rau khí canh sẽ thích hợp với các gia đình sinh sống tại thành phố, không có sân vườn rộng. Ảnh: BÁ CƯỜNG
Cách trồng rau khí canh sẽ thích hợp với các gia đình sinh sống tại thành phố, không có sân vườn rộng. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Đức, mong muốn mô hình trồng rau khí canh sẽ tiếp tục được mở rộng trên địa bàn.

"Với kỹ thuật trồng mới lạ này, người dân sẽ có thể tự mình trồng rau sạch để ăn. Khó khăn lớn nhất để tiếp cận với mô hình này là vốn. Chúng tôi đã động viên cũng như đưa các hội viên đến tham quan vườn rau của anh Trọng và sẵn sàng tạo điều kiện để mô hình có thể phát triển tốt", bà Hường nói.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.