Trồng lúa trên đất cao su tái canh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 10-8, Thượng tá Nguyễn Văn Hùng-Giám đốc Công ty 74 (Binh đoàn 15) cho biết: Vụ mùa năm 2016, Công ty tiếp tục cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới huyện Đức Cơ mượn 140 ha đất để trồng lúa xen canh. Đất trồng lúa xen canh là những khu đất tái canh để trồng cây cao su. Trong thời gian 3 năm, khi cây cao su đang trong giai đoạn bén rễ phát triển, người dân được trồng lúa, đậu phụng, bắp ở giữa luống đất trồng cao su giống.
 

Ảnh: Lê Quang
Ảnh: Lê Quang

Được biết, sau 3 năm triển khai mô hình “trồng lúa trên đất cao su tái canh”, Công ty 74 đã cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số địa phương mượn trên 637 ha để trồng lúa nương. Với năng suất khoảng 5 tấn/ha, diện tích lúa này đã góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.

Lê Quang

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.