Trồng cây đinh lăng - Cơ hội thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đinh lăng là loại cây dược liệu rất được ưa chuộng trong Đông y, từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác gọi là “cây sâm của người nghèo”.  Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều người trồng loại cây này. “Chỉ cần trồng là có người đến tận nơi thu mua sạch, từ gốc, thân, cành, lá”-ông Lê Công Nguyên (xã Chư Á, TP. Pleiku), người đang sở hữu 4 ha đất trồng đinh lăng, cho biết.

 
 Cây đinh lăng mang đến cơ hội thoát nghèo cho người dân.
Cây đinh lăng mang đến cơ hội thoát nghèo cho người dân.

Khi chúng tôi ghé thăm, ông Lê Công Nguyên đang cho nhân công thu hoạch lá đinh lăng. Trò chuyện với P.V, ông cho biết: Đinh lăng là loại cây có thể tận thu được toàn bộ gốc, rễ, cành, lá dùng chế biến cao, thuốc, trà; không chỉ vậy nó còn dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau nên hiện có nhiều người dân quan tâm tới cây dược liệu này. Hơn nữa, cây giống được nhân bằng biện pháp giâm cành, không phức tạp như chiết và ghép nên người dân có thể tự làm khi trồng bổ sung, hay mở rộng diện tích.

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ đinh lăng khá thuận lợi. Theo tính toán của ông Nguyên, mỗi ha đất ông trồng khoảng 25.000 cây giống đinh lăng, giá mỗi cây giống hiện nay là 9 ngàn đồng, cộng thêm tiền công đào hố, phân bón… thì mỗi ha sau khi xuống cây “ngốn” hết chi phí khoảng gần 300 triệu đồng. Sau khi trồng khoảng 9 tháng, một ha thu được khoảng 10 tấn lá, với mức giá 6 ngàn đồng/kg sẽ thu về 60 triệu đồng. Năm thứ 2 sẽ thu được 75 tấn lá/ha, với giá thành như hiện nay thì sẽ cho nguồn thu hơn 400 triệu đồng, đủ chi phí cho việc đầu tư và thuê nhân công. Cây đinh lăng trồng đến năm thứ 4 thì cho thu hoạch cả cành lẫn củ, giá củ là 100 ngàn đồng/kg, cành là 70 ngàn đồng/kg, tính bình quân mỗi ha năm thứ 4 sau khi thu hoạch sẽ cho nguồn thu khoảng 4 tỷ đồng.

Thấy nguồn lợi từ cây đinh lăng, ông Nguyên đã chặt bỏ các cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong trang trại của mình để tiếp tục trồng đinh lăng. Hiện nay, ông còn ươm giống để bán với giá thành 9 ngàn đồng/cây. Theo ông Nguyên, cây đinh lăng cũng rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, để cây trưởng thành đảm bảo đủ dược tính, đảm bảo “sạch” như tiêu chí của nhà sản xuất đưa ra thì phải được tuyển lựa ngay từ ban đầu, thông qua các khâu xử lý mầm bệnh để cây khỏe mạnh. Trong khi trồng cũng phải đảm bảo một số quy trình về kỹ thuật.

Thấy được siêu lợi nhuận của cây đinh lăng, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều người trồng loại cây này, tuy nhiên không ít người cũng rất lo lắng cho đầu ra sản phẩm. Trao đổi với P.V, ông Phan Thanh Thiên-Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Quốc tế Trường Sinh cho biết: Cuối năm 2017, cụm nhà máy chế biến dược liệu, thực phẩm với quy mô diện tích 71.200 m2 của Công ty sẽ đi vào hoạt động, mỗi năm sẽ tiêu thụ từ 7 đến 10 ngàn tấn cây dược liệu, trong đó chủ yếu là cây đinh lăng. “Vừa qua, Công ty chúng tôi đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo về phát triển cây dược liệu, trong đó có đinh lăng. Theo đó, Công ty sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, nếu bà con phát triển loại cây này thì Công ty sẽ hỗ trợ 50% giống và phân bón cho năm đầu”-ông Thiên nói.

 Nguyễn Thành Trung

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.