Triển vọng từ mô hình trồng nấm linh chi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp nhận mô hình sản xuất nấm linh chi đỏ Nhật Bản từ Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai), ông Nguyễn Ngọc (tổ 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) mạnh dạn trồng thử nghiệm thành công và đã xuất bán ra thị trường hơn 500 kg nấm với giá từ 1-2 triệu đồng/kg.

Những lứa đầu tiên ông Ngọc thu hoạch được hơn 500kg nấm khô với giá bán từ 1 đến 2 triệu đồng/kg. Ảnh: Minh Nguyễn
Những lứa đầu tiên ông Ngọc thu hoạch được hơn 500 kg nấm khô với giá bán từ 1 đến 2 triệu đồng/kg. Ảnh: Minh Nguyễn

Nhận thấy tính hiệu quả cao của mô hình trồng nấm linh chi đỏ Nhật Bản, sẵn có nhà kho đang bỏ trống, năm 2013, ông Ngọc đã cải tạo hơn 2.000 m2 nhà xưởng thành nơi trồng nấm. Được Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ cung cấp phôi giống, hỗ trợ kỹ thuật, đến nay ông Ngọc đã có hơn 50.000 bịch nấm đang sinh trưởng và chuẩn bị cho thu hoạch. Ban đầu ông chỉ trồng thử nghiệm khoảng 15.000 bịch, khi thấy nấm sinh trưởng và phát triển tốt, ông đã mạnh dạn nhân rộng mô hình.  

Theo ông Ngọc, trồng nấm linh chi đỏ không khó, nhưng đòi hỏi nhà trồng phải thoáng mát, sạch sẽ, duy trì độ ẩm và nhiệt độ (từ 28-31oC), dùng lưới che chắn không cho côn trùng lọt vào đục phá nấm và phải cẩn trọng, tỉ mẩn trong từng công đoạn. Nguyên liệu dùng để trồng nấm là mùn cưa của cây cao su (cây không có tinh dầu) được ủ với nước vôi, sau 15 ngày thì lấy ra hấp tiệt trùng bằng lò áp suất. Chờ 3 ngày sau cho nhiệt độ giảm thì bắt đầu cấy phôi nấm vào các bịch nguyên liệu. Sau khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày thì đem những bịch nguyên liệu này vào hệ thống xưởng nuôi. Cũng bằng khoảng thời gian trên, những phôi giống phát triển thành nấm non, 25 ngày tiếp theo thì có được những cây nấm phát triển.

 

Tính từ thời điểm cấy phôi nấm và thời gian chăm sóc thì sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Ảnh: Minh Nguyễn
Tính từ thời điểm cấy phôi nấm và thời gian chăm sóc thì sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Ngọc cho biết, từ thời điểm cấy phôi nấm sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch, những bịch nguyên liệu này lại được hấp tiệt trùng và tiếp tục chăm sóc để thu hoạch đợt nấm thứ 2. Ông Ngọc kể, ngày mới bắt tay vào trồng nấm, do chưa có kinh nghiệm nên các phôi nấm bị hư hàng loạt, tỷ lệ hao hụt hơn 40%, nấm không phát triển được do bị ruồi lửa bám lên tai nấm, bị bệnh mốc vàng, mốc xanh; nấm dại phát triển… khiến ông có lúc đâm ra chán nản và định từ bỏ công việc này.


Sau khi rút được kinh nghiệm từ những lần thiệt hại này, hiện tại, tỷ lệ nấm sinh trưởng và phát triển tốt đã đạt hơn 80%. Những lứa đầu tiên ông Ngọc thu hoạch được hơn 500 kg nấm khô với giá bán từ 1 đến 2 triệu đồng/kg. Cứ 3,5 kg nấm tươi thì được 1 kg nấm khô. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh và đại lý ở các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hà Nội…

Với hiệu quả bước đầu đáng phấn khởi như trên, ông Ngọc đang tiếp tục đầu tư trồng thử nghiệm loại nấm vân chi. Theo ông loại nấm này có giá trị cao hơn nấm linh chi đỏ Nhật Bản, có giá thành từ 2 đến 3 triệu đồng/kg. Hiện trại nấm của ông đã tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân với thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.