"Trang điểm" cho những quả dừa lạ chưa từng thấy, anh nông dân Khánh Hòa làm bao nhiêu có khách đặt bấy nhiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cái Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề cũng là lúc vợ chồng anh Nguyễn Hữu Cung Tiến và Phạm Huỳnh Tiểu Thúy (thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, Cam Lâm, Khánh Hòa) hối hả thổi hồn vào quả dừa để phục vụ dân chơi Tết.

Vào những ngày này, anh Nguyễn Hữu Cung Tiến (SN 1992, thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất tất bật trang trí các quả dừa để phục vụ người dân chơi Tết Nhâm Dần 2022.

 

 Sản phẩm dừa Tết được trưng bày rất bát mắt, đa dạng phong phú phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: C.T
Sản phẩm dừa Tết được trưng bày rất bát mắt, đa dạng phong phú phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: C.T



Trò chuyện với PV, anh Tiến cho hay, mấy ngày qua khách các nơi liên hệ đặt hàng liên tục và để đáp ứng cho khách hàng vợ chồng anh phải thức trắng đến 2-3 giờ sáng hôm sau. Bởi, thời gian ban ngày anh phải mua nguyên liệu, phun sơn và ban đêm tập trung thực hiện các công đoạn vẽ.

 

 Những quả dừa của gia đình anh Nguyễn Hữu Cung Tiến được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng vào những Ngày Tết. Ảnh: C.T
Những quả dừa của gia đình anh Nguyễn Hữu Cung Tiến được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng vào những Ngày Tết. Ảnh: C.T


Anh Tiến chia sẻ: "Nếu như các năm trước chỉ có vẽ Phúc -Lộc - Thọ thì năm nay tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú hơn như: Phúc -Lộc- Thọ làm loại lớn hơn, tượng Thần Tài, Long Phụng, cành mai, cành đào bằng 3D. Trên các sản phẩm còn trang trí kim tuyến, cái nơ và phía dưới có đế để dễ dàng cho khách hàng trưng bày".
 

 Anh Nguyễn Hữu Cung Tiến đang phun sơn trang trí quả dừa để kịp cung cấp cho khách hàng. Ảnh: C.T
Anh Nguyễn Hữu Cung Tiến đang phun sơn trang trí quả dừa để kịp cung cấp cho khách hàng. Ảnh: C.T


Chị Phạm Huỳnh Tiểu Thúy (vợ anh Tiến) cho biết: Sản phẩm dừa Tết thường được các thị trường Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và TP.HCM ưa chuộng. Riêng năm 2021, gia đình đã xuất 1.000 sản phẩm và dự kiến năm nay xuất từ 1.100 - 1.200 sản phẩm.

Theo chị Thúy, giá bán hiện tại từ 75.000 - 85.000 đồng/sản phẩm loại thường và loại cao cấp bán với giá dao động 120.000 -250.000 đồng/sản phẩm. Mặc dù nguyên liệu năm nay nhập vào tăng từ 6-7%, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên gia đình chị vẫn quyết định giảm giá 5% cho mỗi loại sản phẩm.

 

Quả dừa được làm khá bắt mắt. Ảnh: C.T
Quả dừa được làm khá bắt mắt. Ảnh: C.T


Anh Nguyễn Hữu Cung Tiến cho biết thêm, trang trí những quả dừa nhằm thỏa mãn niềm đa mê nghệ thuật của mình. Bởi, nghề này đòi hỏi người làm phải hết sức cẩn thận và biết sáng tạo.

5 Để tạo ra các sản phẩm cao cấp người làm đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công đoạn như: Chọn quả, tạo phôi, phun sơn,... Ảnh: C.T

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn như: Chọn quả phải đáp ứng tiêu chuẩn to tròn đều, tạo phôi, phun sơn, viết chữ, vẽ hoa,… Trong đó, tạo phôi là một trong những bước khó và quan trọng nhất.

 

Năm nay, mặc dù nguyên liệu nhập vào tăng từ 6-7%, nhưng gia đình anh Tiến vẫn quyết định giảm giá 5% cho từng sản phẩm. Ảnh: C.T
Năm nay, mặc dù nguyên liệu nhập vào tăng từ 6-7%, nhưng gia đình anh Tiến vẫn quyết định giảm giá 5% cho từng sản phẩm. Ảnh: C.T



Đặc biệt, khi chọn quả dừa không nên quá non, hạn chế quả dừa bị méo, tróc vỏ. Những quả dừa sau khi trang trí thành phẩm có thể trưng bày từ 6-7 tháng. Đây là những sản phẩm trưng bày ở nhiều vị trí trang trọng trong những ngày Tết.



https://danviet.vn/trang-diem-cho-nhung-qua-dua-la-chua-tung-thay-anh-nong-dan-khanh-hoa-lam-bao-nhieu-co-khach-dat-bay-nhieu-2022011408351064.htm

Theo Công Tâm (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.