Nhờ mê cắm hoa mà có nghề tay trái kiếm khá tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mê cắm hoa, chị Thảo cũng say mê tìm hiểu các bình gốm để cắm được những bình hoa đẹp, từ đó có thêm nghề tay trái - kinh doanh bình gốm độc đáo, mang lại thu nhập khấm khá trong mùa dịch.
 
Từ mê cắm hoa, chị Thảo có nghề tay trái liên quan đến gốm. Ảnh: Thảo Phạm
Từ mê cắm hoa, chị Thảo có nghề tay trái liên quan đến gốm. Ảnh: Thảo Phạm
Khi tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, chị Phạm Thị Thảo, một nhân viên văn phòng 36 tuổi ở Q.Dương Kinh, Hải Phòng, có nhiều thời gian lướt mạng xã hội hơn và tìm kiếm những bình hoa đẹp.
"Từ đó, tôi nhận ra có nhiều bình gốm phong cách mới, thay vì lọ thủy tinh như trước đây. Tôi tin rằng có nhiều người giống như mình mong ước cắm được những bình hoa đẹp. Do đó, tôi tìm hiểu đến gốm và nảy ra ý tưởng bán những bình gốm độc đáo”, chị Thảo kể lại.
 
 
Bán lọ gốm vừa giúp chị Thảo có thu nhập, vừa giúp chị sáng tạo được nhiều cách cắm hoa đẹp. Ảnh: Thảo Phạm
Bán lọ gốm vừa giúp chị Thảo có thu nhập, vừa giúp chị sáng tạo được nhiều cách cắm hoa đẹp. Ảnh: Thảo Phạm
 
 
Sau đó, chị Thảo chọn lựa kỹ lưỡng những bình cắm hoa từ các làng nghề gốm nổi tiếng khắp Việt Nam như Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Quyết Thành... và rao bán trực tuyến trên chính trang cá nhân của mình kể từ tháng 7.2020. Bình có họa tiết đơn giản hoặc bình mộc để dễ cắm hoa được ưu tiên chọn lựa.
 
Chị Phạm Thị Thảo có nghề tay trái là bán bình gốm cắm hoa. Ảnh: NVCC
Chị Phạm Thị Thảo có nghề tay trái là bán bình gốm cắm hoa. Ảnh: NVCC
Để khách hàng dễ hình dung bình nào phù hợp với loại hoa gì, chị Thảo luôn cắm trước với các loại hoa như hoa hồng, hoa đào, lay ơn, súng, bươm bướm… “Mỗi bình hoa tôi cắm, tôi đặt rất nhiều cảm xúc và tâm huyết trong đó và cắm theo lối rất tự nhiên, không có quy luật nào cả. Chắc có lẽ nhờ vậy mà được nhiều người yêu thích”, chị Thảo chia sẻ.
 
"Nhiều khi một bó hoa lay ơn trong nhà phải thay hết mấy chiếc bình gốm khác nhau. Vì cắm xong cái bình nào, khách thấy đẹp quá là mua luôn". Ảnh: Thảo Phạm
"Nhiều khi một bó hoa lay ơn trong nhà phải thay hết mấy chiếc bình gốm khác nhau. Vì cắm xong cái bình nào, khách thấy đẹp quá là mua luôn". Ảnh: Thảo Phạm
 
Công việc bán gốm cho chị thêm thu nhập khá trong năm Covid-19
Công việc bán gốm cho chị thêm thu nhập khá trong năm Covid-19
Người phụ nữ say mê cái đẹp còn nói vui: “Nhiều khi một bó hoa lay ơn trong nhà phải thay hết mấy chiếc bình gốm khác nhau. Vì cắm xong cái bình nào, khách thấy đẹp quá là mua luôn”.
Giá bình gốm rất đa dạng, từ vài trăm ngàn tới nhiều triệu đồng. Tính đến nay, chị Thảo bán được gần 1.000 bình gốm các loại khác nhau.
“Thật ngạc nhiên, dù tình hình dịch Covid-19 khiến cho mọi thứ ngày càng trở nên khó khăn, nhưng bù lại, ai cũng sống chậm lại, mong muốn có những cảm giác bình yên. Hoa, gốm đem lại những cảm xúc đáng quý ấy. Thay vì mua sắm quần áo, thời trang, mọi người chơi hoa và gốm nhiều hơn”, nữ nhân viên văn phòng lý giải.
 
 
"Công việc tay trái giúp tôi biết làm đẹp cho cuộc sống và lan tỏa những điều đẹp đẽ xung quanh mình tới mọi người". Ảnh: Thảo Phạm
"Công việc tay trái giúp tôi biết làm đẹp cho cuộc sống và lan tỏa những điều đẹp đẽ xung quanh mình tới mọi người". Ảnh: Thảo Phạm
Theo chị Thảo, vào dịp tết, khách hàng có xu hướng chọn những bình hoa hợp với các loại hoa truyền thống của người Việt như cành đào, lay ơn, thược dược, hoa cúc… Bên cạnh đó, nhu cầu mua các bình độc đáo để cắm những loại hoa mới được nhập về Việt Nam như thanh liễu, tuyết mai cũng tăng hơn.
Để vừa có thể hoàn thành tốt công việc “tay phải” tại cơ quan và nghề “tay trái”, chị Thảo cho hay điều quan trọng nhất là sắp xếp khoa học thời gian để có thể thực hiện tốt các phần việc.
 
Cô chủ trẻ tỉ mỉ tìm những mẫu gốm
Cô chủ trẻ tỉ mỉ tìm những mẫu gốm "không đụng hàng" để có được bình hoa đẹp. Ảnh: Thảo Phạm
Chị Thảo cho hay nghề bán gốm trên mạng không chỉ mang đến thu nhập trong mùa dịch mà còn giúp chị biết thêm nhiều cách cắm hoa hơn, biết làm đẹp cho cuộc sống và lan tỏa những điều đẹp đẽ xung quanh mình tới mọi người.
“Tôi rất háo hức mong chờ tới tết. Trong nhà mình khi đó sẽ có một bình hoa lay ơn rực rỡ và một bình gốm cắm hoa mùi già thơm nức. Nghề tay trái đến bất ngờ này đang cho tôi có thêm nhiều mối quan hệ, được giao lưu, học hỏi rất nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Đồng thời, tôi được hoàn thiện các kỹ năng, phẩm chất để mình ngày càng hoàn thiện hơn”, cô chủ bán gốm dễ thương bộc bạch.
Theo Bảo Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.