Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen "quái vật"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhóm khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến kỳ dị mà họ cho rằng xuất phát từ trung tâm thiên hà chứa trái đất Milky Way.
Đó là một luồng sóng vô tuyến (radio) cực mạnh, liên tục nhấp nháy mà các nhà khoa học từ Đại học Keio (Nhật Bản) tin rằng đã xuất hiện từ lâu, nhưng ít được chú ý. Ngoài ra, việc phát hiện ra các tín hiệu ngoài trái đất thường bị cản trở bởi kỹ thuật của con người. Ngày nay, với Kính thiên văn hiện đại Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA), họ mới có thể nắm bắt được nó một cách rõ ràng.
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen "quái vật" ở trung tâm thiên hà chứa trái đất - ảnh: SPACE
Theo bài công bố mới đăng tải trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters, nguồn bí ẩn phát ra tín hiệu nói trên chính là lỗ đen "quái vật" Sagittarius A* ở trung tâm Milky Way – thiên hà chứa trái đất. Điều này đã vén bức màn bí ẩn về sự hỗn loạn khó tưởng tượng ở vùng bí ẩn nằm ở "trái tim" của thiên hà chúng ta.
Theo giáo sư Tomoharu Oka, trưởng nhóm nghiên cứu, sóng vô tuyến lạ này xuất phát từ vòng quay khí nhanh đến chóng mặt xung quanh lỗ đen và chính tốc độ nhanh của vòng quay này khiến nó rất khó để quan sát. Mỗi khi đĩa bồi tụ này bùng lên, sóng vô tuyến được phát ra, liên tục nhấp nháy.
Nhờ ALMA, họ đã thu thập được dữ liệu chất lượng cao về biến thiên cường độ sóng vô tuyến này trong 10 ngày, mỗi ngày 70 phút.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về tín hiệu lạ, vì nó là manh mối hiếm hoi và quan trọng để tìm hiểu những hoạt động vũ trụ kỳ lạ, chưa từng biết đến ở trung tâm thiên hà chúng ta.
A. Thư (Theo Science Alert, Keio University/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null