Nghề giáo, nghề gắn đời mình với bảng đen phấn trắng, được xã hội tôn vinh. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, chính vì hiếu học nên mới kính thầy.
Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm chăm lo, có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục; xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác.
“Tiên học lễ, hậu học văn” là dòng chữ luôn được đặt ở vị trí dễ thấy nhất trong trường học, nhắc nhở mỗi người việc học lễ nghĩa phải được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, dư luận hẳn vẫn chưa hết xót xa khi chứng kiến vụ việc nhóm học sinh lớp 7C tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) ép nữ giáo viên vào góc tường, chửi bới, thậm chí ném dép vào cô giáo.
'Tôn sư trọng đạo' vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Ấn phẩm Nhạc Thanh - Một thời đáng nhớ (NXB Hồng Đức), ra mắt đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một lần nữa khẳng định truyền thống này.
Sáng 19/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ.
Thời gian qua có tình trạng các hiện tượng phản giáo dục, bạo lực trong môi trường học đường có chiều hướng gia tăng, khiến dư luận xã hội không khỏi lo ngại. Vấn đề này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách thấu đáo để tìm ra giải pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời.
(GLO)- Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo“ luôn quý trọng thầy-cô giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử cho đến đương đại, đạo lý ấy chưa bao giờ phai mờ. Dân gian có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy“, cho thấy vai trò người thầy được đánh giá rất cao trong xã hội.