Tổ Covid cộng đồng: "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tổ Covid cộng đồng ở huyện Chư Pưh luôn bám sát phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” nhằm hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác phòng-chống dịch bệnh.
Cộng đồng trách nhiệm 
Từ tháng 5-2021 đến nay, làng Kênh Hmek (xã Ia Le) có 5 công dân thực hiện cách ly tập trung và 8 công dân cách ly tại nhà do trở về từ vùng dịch hoặc liên quan đến các trường hợp dương tính với Covid-19. Để đảm bảo công tác phòng-chống dịch, tổ Covid cộng đồng làng Kênh Hmek được kích hoạt. 
Anh Ksor Xương-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kênh Hmek-chia sẻ: “Chúng tôi đã phân công cụ thể từng khu vực dân cư cho các thành viên để thuận tiện hơn trong việc giám sát. Nếu phát hiện công dân không thực hiện đúng theo quy định cách ly sẽ báo Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 xã để có hình thức xử lý phù hợp. Ngoài ra, các thành viên cũng kịp thời nắm bắt tình hình đời sống của công dân đang thực hiện cách ly để vận động bà con trong làng hỗ trợ lương thực, thực phẩm”.
Lãnh đạo xã Ia Le thăm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Ảnh: Thiên Di
Lãnh đạo xã Ia Le (huyện Chư Pưh) thăm, tặng quà chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, tại xã Ia Phang, tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc được đánh giá là điểm sáng trong hoạt động phòng-chống dịch. Đây là thôn có số lượng công dân trở về địa phương nhiều nhất xã với 66 người, trong đó có 39 người cách ly tại nhà và 27 người cách ly tập trung. Dù số lượng công dân thực hiện biện pháp tự cách ly đông nhưng 10 thành viên của tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. “Mỗi thành viên được giao quản lý 1 cụm dân cư gồm 38-40 hộ dân. Hàng ngày, các thành viên báo cáo tình hình thực tế tại nơi mình quản lý; trên cơ sở đó, tổ tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 xã. Chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm cuộc sống của các công dân thực hiện cách ly. Khi biết những trường hợp không đủ lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt thì vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ. Chúng tôi cũng đã kêu gọi được nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho một số công dân muốn trở về địa phương nhưng không có kinh phí”-anh Võ Ngọc Giàu-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Lộc-bộc bạch.
Huyện Chư Pưh hiện có 74 tổ Covid cộng đồng hoạt động tại các thôn, làng. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng-chống Covid-19 huyện, các tổ đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát việc cách ly tại nhà, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch và tích cực trợ giúp truy vết các trường hợp liên quan đến người nhiễm Covid-19. 
Nâng cao hiệu quả phòng-chống dịch
Tính từ ngày 20-7 đến 25-7, huyện Chư Pưh ghi nhận 1.482 công dân trở về địa phương từ vùng có dịch, trong đó có 489 trường hợp cách ly và 993 trường hợp theo dõi y tế tại nhà. Riêng ngày 25-7, có 25 trường hợp trở về địa phương. Huyện chưa ghi nhận trường hợp F0 nhưng có 1 trường hợp F1 và 17 trường hợp F2 đang cách ly.  
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cấp chính quyền huyện Chư Pưh đang đẩy mạnh công tác phòng-chống dịch. Trong đó, chú trọng công tác phòng dịch từ thôn, làng. Ông Lê Viết Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le-thông tin: “Xã Ia Le tiếp giáp với tỉnh Đak Lak nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan vào địa bàn. Ngoài chốt của tỉnh, chúng tôi còn có 1 chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 ở gần làng Brêl. Chúng tôi hỗ trợ kinh phí, thăm hỏi động viên để các thành viên ở chốt tập trung làm nhiệm vụ, không được chủ quan, lơ là. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc 12 tổ Covid cộng đồng của xã tích cực hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phòng-chống dịch”.
5. Tuyên truyền nâng cao ý thức tự phòng-chống dịch Covid-19
Tổ Covid cộng đồng tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Ảnh: Thiên Di
Tại thị trấn Nhơn Hòa, ông Nguyễn Tưởng-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ Covid cộng đồng thôn Hòa Bình-cho hay: “Chúng tôi tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Hiện chúng tôi đang vận động các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí để hỗ trợ các trường hợp cách ly có hoàn cảnh khó khăn”.
Một hoạt động khác cũng đang được các tổ Covid cộng đồng chú trọng triển khai là lên danh sách công dân có nhu cầu trở về địa phương; hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc truy vết các trường hợp liên quan đến những ca dương tính với Covid-19. Ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nhơn Hòa-cho biết: “Thời gian qua, các tổ Covid cộng đồng triển khai khá tốt công việc được giao, góp phần truy vết nhanh các đối tượng, giám sát cách ly. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các tổ chú trọng hơn nữa việc lập danh sách cụ thể, chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng phương án tham mưu giúp huyện hình thức hỗ trợ nếu có công dân ở vùng dịch muốn trở về địa phương”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.