Tình người kháng chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã 42 năm từ khi đất nước được giải phóng, nhưng trong tâm khảm những người kháng chiến năm xưa, ký ức về những năm tháng gian khổ nhưng hào hùng và tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn… vẫn còn vẹn nguyên.

Ký ức thời binh lửa

“…Đường đi toàn là dốc, từ sáng đến trưa mới leo lên đến đỉnh. Vì nòng pháo nặng đến 75 kg nên anh em trong tiểu đội phải tập trung cơm vắt cho 2 đồng chí khỏe nhất vác nòng pháo, còn anh em thì ăn củ mì. Lương thực thiếu thốn nên mỗi người mỗi ngày chỉ được 2 lạng gạo…”-đó là đoạn chia sẻ của ông Phạm Kim Xuân (154 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku) trong quyển hồi ký “Những ký ức hào hùng” do Ban liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai biên soạn.

 

Ông Phạm Kim Xuân kể về những kỷ niệm thời chiến đấu gian khổ. Ảnh: P.L
Ông Phạm Kim Xuân kể về những kỷ niệm thời chiến đấu gian khổ. Ảnh: P.L

Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, năm 19 tuổi ông Xuân tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Ông được biên chế vào Trung đoàn 95, mặt trận B3. Đơn vị của ông có nhiệm vụ tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên.

Ông Xuân kể: Những ngày đầu vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ, những người lính đều rất hăng hái, hành quân “thần tốc”. Nhưng những ngày sau, đi đường rừng nhiều nên chân ai cũng bị sưng rộp lên đau nhức. Trên đường hành quân, lương thực thì có hạn, mỗi người mỗi ngày chỉ được 2 lạng gạo; “có giai đoạn, 7 ngày chúng tôi không có một hạt gạo, nhiều lúc thiếu thốn phải ăn rau tàu bay, môn thục, rau dớn, củ mài ăn thay cơm. Sốt rét ở rừng chính là nỗi lo của tất cả mọi người trên đường hành quân, trong cơn hoạn nạn, anh em chúng tôi sẵn sàng cõng trên lưng thêm hành trang của đồng đội, còn 2 người khiêng đồng đội bị sốt rét. Dù gian khổ nhưng chúng tôi động viên nhau không được buông súng, kiên trì lội suối trèo đèo để đến được chiến trường”.

Dù đã hơn 70 tuổi nhưng trong tâm trí của cựu binh Vũ Hồng Sáu (đường Tô Vĩnh Diện, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) vẫn còn nguyên vẹn những hồi ức hào hùng của một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình cho đất nước. Lên đường đi chiến đấu từ năm 20 tuổi, ông Sáu được biên chế về Đại đội 1, Tiểu đoàn 2, Bộ Tư lệnh Đặc công. Ông Sáu xúc động nhớ lại: “Khi đó tôi tham gia vào lực lượng đặc công, chinh chiến nhiều trận ở Campuchia, chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh, lòng ai cũng đau nhưng trong chiến tranh thì phải chấp nhận. Là người lính đặc công, chúng tôi thường phải hoạt động vào ban đêm nên cần phải có sức khỏe. Nhưng thời đó thiếu lương thực là chuyện thường. Dù vậy, không anh em nào kêu than, cũng phải trải qua thời đào củ mài, củ mì để làm lương thực. Ngày đó, ai có gói thuốc rê là sang lắm, một điếu thuốc có thể 4, 5 anh em cùng hút để sưởi ấm trong những ngày lạnh giá giữa rừng sâu. Nhiều lúc thèm thuốc anh em lấy lá mì, lá đu đủ phơi khô rồi hút cho đỡ thèm. Đồng đội gắn bó với nhau như anh em ruột thịt”.

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, bên cạnh những người lính không thể thiếu đội ngũ y-bác sĩ chiến trường. Bà Đặng Thị Khảm (đường Nguyễn Hữu Huân, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) là một trong những y tá tham gia ở chiến trường Gia Lai. “Trong chiến tranh, nhiều người lính vừa đi bên cạnh nhưng chỉ vài phút sau đã không còn nữa, thương binh nằm la liệt. Trong hoàn cảnh ấy, tất cả các y-bác sĩ đều phải hết sức bình tĩnh, phân công nhau cứu chữa cho đồng đội. Thiếu nhân lực, thuốc men khiến việc sơ cứu, cấp cứu bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, chúng tôi phải vừa làm công việc vừa động viên các đồng chí bị thương. Nhiều khi ở bệnh xá cũng hết lương thực, tập thể y-bác sĩ cũng đồng lòng nhường khẩu phần ăn của mình cho thương binh. Những y tá như chúng tôi đều cảm thấy hạnh phúc khi đồng đội mạnh khỏe trở lại chiến đấu”.

Đau đáu nỗi nhớ đồng đội

Cuộc chiến đã lùi xa, những người lính năm xưa trở về quê hương mang theo mình những vết thương của chiến tranh. Nhiều người đã lên chức ông, chức bà, vui vầy với niềm vui của cuộc sống đời thường. Nhưng hơn ai hết, những người cựu binh hiểu rõ nỗi đau của gia đình các liệt sĩ đã hy sinh nhưng chưa tìm được mộ phần. Dù tuổi cao sức yếu, nhiều cựu chiến binh vẫn không ngại gian khổ thu thập tư liệu, thông tin, tận tâm giúp các gia đình tìm kiếm hài cốt người thân.

“Tôi may mắn khi tránh được đạn bom của giặc, được hạnh phúc cùng cháu con trong những năm tháng hòa bình. Nhưng nghĩ đến những đồng đội còn nằm lại ở chiến trường, lạnh lẽo, cô đơn chờ thân nhân tìm đến, trong lòng tôi cảm thấy day dứt lắm”-ông Phạm Kim Xuân chia sẻ. Cũng chính vì thế mà ông Xuân cùng với nhiều đồng đội, trong đó có bà Đặng Thị Khảm đã cùng nhau về lại chiến trường xưa để tìm hài cốt đồng đội dẫu biết hành trình ấy không hề dễ dàng. Nhờ vậy, những năm qua nhiều hài cốt liệt sĩ đã được người thân đưa về quê nhà, nhiều liệt sĩ chưa xác định được danh tính đã được quy tập về các nghĩa trang trên địa bàn tỉnh. Ngôi nhà của ông Xuân, bà Khảm đã không biết bao lần đón tiếp và giúp đỡ thân nhân các liệt sĩ ở xa.  “Tuổi cao, sức yếu, việc đi lại cũng khó khăn hơn trước, nhưng nếu có cơ hội, tôi vẫn tiếp tục đi, tất cả vì đồng đội. Niềm vui, niềm an ủi của tuổi già là ngày càng có nhiều đồng đội được trở về với quê hương”-bà Khảm cho biết thêm.

Cũng nặng lòng, tâm huyết với công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, ông Vũ Hồng Sáu đã cùng gia đình thân nhân liệt sĩ đến rất nhiều chiến trường xưa. Sau năm 1975, ông Sáu được biên chế về công tác tại Tỉnh đội Đak Lak. Năm 1993, ông về hưu. Từ đó đến nay, ông Sáu luôn miệt mài với công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Những địa danh như: xã Diên Bình (huyện Đak Tô, tỉnh Kon Tum), đồn Chư Nghé (huyện Ia Grai ngày nay), huyện Đức Cơ, Chư Sê... người thương binh 4/4 đều đã đặt chân đến.

Từ khi nghỉ hưu đến nay, ông Sáu đã giúp 30 gia đình thân nhân tìm được hài cốt liệt sĩ, quy tập và đưa về các nghĩa trang 40 liệt sĩ. “Trong các đồng đội đã tìm được, tôi nhớ mãi một trường hợp của gia đình liệt sĩ ở tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội-P.V), gia đình đã vào Gia Lai nhiều lần trong suốt 20 năm, đến rất nhiều nghĩa trang nhưng không tìm thấy. Khi đến tìm gặp tôi, do từng chiến đấu và tận tay chôn cất đồng đội, tôi nhớ rất rõ ở địa điểm nào nên đã tìm được hài cốt anh. Mỗi lần may mắn như thế, tôi lại thấy hạnh phúc, đỡ day dứt với đồng đội”-ông Sáu bày tỏ.

42 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, những người lính năm xưa nay tóc đã bạc trắng, Thời gian qua đi, dẫu chiến tranh gian khổ, trong ký ức của những người cựu binh nhiều khi có cái nhớ, cái quên, nhưng những kỷ niệm về những chuyến hành quân trong rừng, những sẻ chia ngọt bùi với đồng đội sẽ còn in mãi trong tâm trí để mỗi khi nhắc nhớ họ càng thêm trân trọng, nâng niu.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Ngọc Lương tặng quà cho thương binh Hoàng Xuân Hảo (phường An Nhơn Nam).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Ngọc Lương thăm, tặng quà các gia đình chính sách ở khu vực phía Đông tỉnh

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 22-7, đồng chí Nguyễn Ngọc Lương-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, đến thăm, tặng quà gia đình chính sách ở các xã, phường khu vực phía Đông tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh (thứ 6 từ trái sang) tặng quà cho lãnh đạo phường Hoài Nhơn. Ảnh: Phi Long

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh làm việc với phường Hoài Nhơn, Hoài Nhơn Nam và các đơn vị quân đội

(GLO)- Ngày 17-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo phường Hoài Nhơn, Hoài Nhơn Nam, Đồn Biên phòng Tam Quan Nam và Ban Chỉ huy Phòng thủ Khu vực I - Hoài Nhơn Nam nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh (thứ 10 từ phải sang) tặng quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho lãnh đạo và Công an phường Hoài Nhơn Tây. Ảnh: Phi Long

Hoài Nhơn Tây và Hoài Nhơn Bắc cần áp dụng AI để nâng cao hiệu quả công việc

(GLO)- Chiều 16-7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo 2 phường Hoài Nhơn Tây và Hoài Nhơn Bắc về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị sau hơn nửa tháng vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Rah Lan Chung trực tiếp trao 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đầu tiên do cấp xã cấp cho 2 người dân trên địa bàn. Ảnh: Vũ Thảo

Xã Gào cần định hướng mục tiêu và có giải pháp giảm nghèo bền vững

(GLO)- Sáng 15-7, đồng chí Rah Lan Chung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, có buổi làm việc với xã Gào về tình hình hoạt động của tổ chức bộ máy sau sáp nhập đơn vị hành chính. Tham gia buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh.

null