"Tiến sĩ Nấm" sản xuất thành công Đông trùng hạ thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 12 năm ròng rã nghiên cứu về nấm, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Phương Đại Nguyên-người mang biệt danh là “tiến sĩ Nấm” đã hoàn thiện quy trình sản xuất nhiều chủng nấm Đông trùng hạ thảo có tỉ lệ hoạt chất rất cao. 
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) tự nhiên là một loài sâu sống trong đất bị nhiễm bào tử nấm ký sinh. Nấm mọc ra từ đầu sâu, trồi khỏi mặt đất, mang hình dáng một sinh vật lạ lùng nửa động vật, nửa thực vật. Hơn 600 năm trước, các lương y Tây Tạng đã phát hiện ĐTHT chứa nhiều dược tính quý báu, tìm thấy trên những vùng núi cao bình độ 4000-5000m có thể chữa bệnh, cứu người. Tới nay, ĐTHT tự nhiên có giá từ 1,2 tỉ đồng- 2 tỉ đồng/ký, vẫn rất hiếm nguồn cung. 
Một lượng nhỏ ĐTHT cũng có thể giúp con người nạp vào cơ thể tới 17 loại acid amin quý hiếm có chức năng chuyển hóa và tổng hợp protein; Tăng cường lượng lipid lớn tạo nguồn năng lượng; Nhiều nguyên tố vi lượng như K, Na tham gia vào hoạt động trao đổi chất, hoạt hóa và coenzym xúc tác; D-mannitol giúp điều trị và phòng bệnh phù não, thiểu niệu, các bệnh về bài tiết; Các vitamin cần thiết cho sức khỏe như vitamin C, A, E, K, B12; Các hoạt chất sinh học giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng các virus gây bệnh.
“Hạ thảo” mọc ký sinh trên “Đông trùng” là thân nhộng tằm. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
“Hạ thảo” mọc ký sinh trên “Đông trùng” là thân nhộng tằm. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Vì thế, ĐTHT được công nhận là thảo dược quý để bồi bổ cho bệnh nhân chóng lành, phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, kéo dài tuổi xuân, làm chậm tiến trình lão hóa, giúp người cao tuổi ăn ngon ngủ yên. Trên thế giới, loài ĐTHT tên Cordyceps sinensis (mọc từ đầu sâu) chỉ có trong tự nhiên, chưa ai nuôi được. Còn loài ĐTHT Codyceps militaris (mọc từ mình sâu) thì một số nước Châu Á đã nuôi cấy thành công, trong đó có Việt Nam.
Giữa không gian rộng rãi, yên tĩnh của nhà vườn rộng hơn nghìn mét vuông (đường Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), PGS.TS Nguyễn Phương Đại Nguyên (Trưởng bộ môn Sinh học, giảng viên trường Đại học Tây Nguyên) đưa chúng tôi đến nơi ông nuôi cấy ĐTHT. Gian phòng kín vô trùng mát lạnh, gắn các thiết bị tự điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, có nhiều kệ đứng với các ngăn xếp hàng nghìn chậu ĐTHT đang vươn lên. 
PGS.TS Đại Nguyên trong phòng nuôi cấy Đông trùng hạ thảo. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
PGS.TS Đại Nguyên trong phòng nuôi cấy Đông trùng hạ thảo. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
PGS.TS Đại Nguyên tiết lộ 3 yếu tố quyết định chất lượng ĐTHT nhân tạo là nguồn giống, môi trường nuôi trồng và kỹ thuật cấy tế bào nấm. ĐTHT có thể phát triển từ môi trường sinh khối tạo bằng gạo lứt bổ sung các chất dinh dưỡng khác, hoặc phức tạp nhưng giá trị hơn là ĐTHT được nuôi cấy trực tiếp trên vật ký chủ. Với kỹ thuật cao, ông dùng nhộng tằm để cấy bào tử nấm. Con nhộng vẫn sống và cung cấp chất dinh dưỡng tươi ngon cho cây nấm sinh trưởng, tới mấy tháng sau mới khô kiệt với những cọng nấm bụ bẫm, chắc khỏe mọc tỏa ra. 
Ít người biết phần lớn ĐTHT đang lưu hành trên thị trường hiện nay được làm bằng... bột ngũ cốc tẩm hương vị, đúc khuôn sản xuất đại trà, giống thật đến 90% từ hình thù cho tới mùi vị, rất khó phân biệt nếu không có kết quả phân tích kiểm nghiệm từ cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế. 
Rượu ngâm nguyên con Đông trùng hạ thảo do “tiến sĩ Nấm” sản xuất. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Rượu ngâm nguyên con Đông trùng hạ thảo do “tiến sĩ Nấm” sản xuất. Ảnh: Hoàng Thiên Nga
Nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết thế nào là ĐTHT chính hiệu, gần đây PGS.TS Đại Nguyên đã mở một điểm hẹn uống trà ĐTHT tại showroom 40/21 Nguyễn Tất Thành, nội thành Buôn Ma Thuột. Du khách đến đây thích tự chụp ảnh selfie trước những kệ rượu ngâm ĐTHT lạ mắt, mua những lọ ĐTHT sấy khô hoặc nhâm nhi hương vị trà ĐTHT chính hiệu, thơm phức. So với vài loại thức uống cao cấp riêng Đắk Lắk có, như cà phê Voi huyện Lắk 50 nghìn đồng/ly, cà phê Chồn Kiên Cường 200 nghìn đồng/phin, thì giá 40 nghìn đồng mỗi tách trà ĐTHT Đại Nguyên óng vàng thơm ngát pha chút mật ong khá mềm, thậm chí... rất rẻ.  
Giá trị giữa các loại ĐTHT chênh lệch chủ yếu tùy chủng nấm khiến hàm lượng hoạt chất (chủ yếu là Cordycepin và Adenosine) có trong nấm khác nhau. Chủng nấm phát triển nhanh, mau đạt  sản lượng lớn thì hoạt chất thấp, và ngược lại.

Mới đây, cơ quan kiểm nghiệm Bộ Y tế xác nhận 2 chủng nấm do PGS.TS Đại Nguyên nuôi trồng mang ký hiệu ĐN 001TN đạt tỉ lệ hoạt chất Cordycepin 9.4-10 mg/gram, Adenosine 4.0-8.0mg/gram; chủng ĐN 007TN đạt tỉ lệ Cordycepin 9.0-13mg/gram và Adenosine 6-8.0mg/gram. Tỉ lệ này cao gấp trên dưới 20 lần so với nhiều dòng nấm ĐTHT nuôi trồng khác đang bán trên thị trường với giá đắt gấp 3 lần giá ĐTHT Đại Nguyên. “Do của nhà trồng được, ĐTHT Đại Nguyên dù mấy năm qua không đủ cung cấp cho các đầu mối tiêu thụ ra Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tôi vẫn giữ giá chỉ 50-60 triệu đồng/1kg cho dân chúng nhiều tầng lớp khác nhau có thể tiếp cận được, để dùng vào việc chăm sóc sức khỏe”- PGS.TS Đại Nguyên chia sẻ.

Hoàng Thiên Nga

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null