"Tiêm trộn" vắc-xin Moderna và Pfizer: Các nước thực hiện thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày gần đây, nhiều người đặt câu hỏi về việc "tiêm trộn" 2 loại vắc-xin mRNA là Moderna và Pfizer. Điều này đã được thực hiện ở một số nước như Canada và Mỹ.
Phối hợp 2 vắc-xin ngừa Covid-19 là một biện pháp quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới khi đối diện nguy cơ thiếu hụt nguồn cung một vắc-xin nào đó cho người đến thời hạn tiêm mũi thứ 2. Việc làm này được tạp chí khoa học Nature gọi là "mix and match" vắc-xin, trong khi ở Việt Nam thường được gọi dân dã là "tiêm trộn".

Tiêm vắc-xin cho người dân tại Viện Pasteur TP HCM
Tiêm vắc-xin cho người dân tại Viện Pasteur TP HCM
Canada là một trong các quốc gia sớm đưa ra khuyến nghị về "tiêm trộn" dành cho 3 loại vắc-xin là AstraZeneca, Moderna và Pfizer từ đầu tháng 6-2021.
Hướng dẫn mới về "chủng ngừa hỗn hợp Covid-19" của Canada, công bố bởi Ủy ban tư vấn Quốc gia về tiêm chủng (NACI) ngày 1-6-2021, khuyến nghị:
- Những người đã nhận được mũi tiêm thứ nhất là AstraZeneca/COVISHIELD (phiên bản Ấn Độ của AstraZeneca) có thể được tiêm một trong 2 loại trên hoặc 1 loại vắc-xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer/BioTech) cho mũi thứ 2.
- Những người đã nhận được mũi tiêm thứ nhất là một mũi vắc-xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer/BioTech) nên được cung cấp cùng loại vắc-xin mRNA cho mũi thứ 2, nhưng nếu loại đó không sẵn có hoặc không rõ liều đầu tiên tiêm loại nào, có thể sử dụng bất kỳ một vắc-xin mRNA trong 2 loại nói trên vì vắc-xin mRNA có thể thay thế cho nhau.
Theo NACI, chủng ngừa hỗn hợp không phải là một khái niệm mới bởi các loại vắc-xin tương tự từ các nhà sản xuất khác nhau vẫn thường được sử dụng khi nguồn cung cấp vắc-xin hoặc các chương trình y tế công cộng thay đổi, ví dụ như trong vắc-xin ngừa cúm, viêm gan siêu vi A và rất nhiều bệnh khác.
Theo CBC News, hướng dẫn mới của NACI dựa trên một số nghiên cứu mới từ Tây Ban Nha và Vương quốc Anh khi các quốc gia này đã pha trộn thành công AstraZeneca và Pfizer một cách an toàn. Một báo cáo trên The Lancet thậm chí cho thấy đây là một "combo chiến thắng" vì tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng hiệu quả vắc-xin so với việc chích cùng 1 loại cho 2 mũi.
Tiến sĩ Theresa Tam, Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Canada cho biết quyết định dùng các loại vắc-xin mRNA thay thế cho nhau giữa mũi 1 và mũi 2 hoàn toàn "không có gì mới". Quyết định được đưa ra dựa trên cấu tạo tương tự của các loại vắc-xin này.
Vào cuối tháng 8-2021, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra khuyến nghị rằng tuy vẫn nên ưu tiên tiêm 2 mũi vắc-xin cùng một loại, nhưng đối với vắc-xin mRNA thì trong các tình huống ngoại lệ như không nhớ mũi thứ nhất đã tiêm loại vắc-xin gì, hay không có sẵn sản phẩm vắc-xin cùng loại cho lần tiêm mũi 2, thì có thể sử dụng bất cứ loại vắc-xin mRNA nào sẵn có để sử dụng với khoảng cách tối thiểu 28 ngày.
Chuyên gia trong nước ủng hộ
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, việc tiêm mũi 2 bằng Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng Moderna là an toàn và đã được áp dụng nhiều và ngược lại mũi 1 Pfizer, mũi 2 Moderna cũng được.
Việc "tiêm trộn" vẫn xảy ra thường xuyên khi trẻ em đi tiêm chủng: mới sinh tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi B của 1 hãng, rồi lớn lên tiêm hãng khác, hay tiêm 5 trong 1 (có bao gồm viêm gan B) tiêm chủng mở rộng.
Sau đó lớn nữa lại chích 6 trong 1 dịch vụ của Bỉ, mũi thứ 3 lại 6 trong 1 của Pháp, có khi mũi thứ 3 hết vắc-xin dịch vụ lại quay về 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng tiêm tiếp. Rồi vắc-xin thủy đậu nhiều trẻ tiêm mũi 1 của Bỉ, mũi 2 của Mỹ...
Nên việc tiêm các vắc-xin từ các nhà sản xuất khác nhau không có gì lạ. 2 loại Moderna và Pfizer lại được sản xuất cùng một công nghệ mRNA. Trước đây nhiều người đã tiêm trộn AstraZeneca (công nghệ vector virus) và Pfizer (công nghệ mRNA), cả trong và ngoài nước.
Bài và ảnh: Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.