Tiêm HPV ngừa ung thư cổ tử cung và những điều có thể bạn chưa biết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thay vì giới hạn độ tuổi từ 9-26 tuổi ở nữ giới, hiện nay người từ 27-45 tuổi ở cả nam và nữ đều đã có thể tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh nguy hiểm khác mà không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa.

HPV là nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc sinh dục và hàng loạt bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo ở nữ giới; ung thư dương vật ở nam giới; ung thư hầu họng, hậu môn ở cả hai giới.

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu cho nữ giới. Globocan ước tính năm 2020, Việt Nam có khoảng 4.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung mỗi năm, trong đó hơn 2.000 ca tử vong.

Vắc xin HPV được chứng minh có hiệu quả phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư do 9 chủng HPV gây ra đến hơn 90%. Vì vậy, vắc xin HPV hiện được các cơ quan y tế khuyến cáo tiêm cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về tiêm ngừa HPV, và P.V báo Gia Lai sẽ cùng bạn gặp bác sĩ A Thị Hải Vân (Trung tâm tiêm chủng VNVC Pleiku) để làm rõ hơn về các vấn đề này.

Bác sĩ A Thị Hải Vân-Trung tâm tiêm chủng VNVC Pleiku-tư vấn sức khỏe cho người dân. Ảnh: NVCC

Bác sĩ A Thị Hải Vân-Trung tâm tiêm chủng VNVC Pleiku-tư vấn sức khỏe cho người dân. Ảnh: NVCC

*P.V: Chào bác sĩ, theo thông tin, hiện nay, vắc xin Gardasil 9 đã có thể sử dụng cho nam và nữ ở lứa tuổi từ 9-45 mà không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Vậy theo bác sĩ, ngoài những tiêu chí về giới tính và độ tuổi, còn những tiêu chí nào để xác định đâu là đối tượng nên và không nên tiêm ngừa HPV?

- Bác sĩ A Thị Hải Vân: Hiện nay, bất kỳ ai trong độ tuổi tiêm chủng và không thuộc trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng đều có thể tiêm được vắc xin, trừ 5 trường hợp sau: Người có phản ứng quá mẫn (bị dị ứng với thành phần của vắc xin) với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin HPV; người có phản ứng quá mẫn cảm sau khi tiêm mũi HPV trước đó; Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng; người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu và phụ nữ mang thai.

Theo quy trình tiêm vắc xin hiện nay, trước khi chủng ngừa, bác sĩ sẽ khám sàng lọc từng trường hợp cụ thể để khai thác lịch sử tiêm vắc xin, phản ứng với lần tiêm vắc xin trước (nếu có), tiền sử dị ứng của cơ thể, bệnh nền, thuốc đang điều trị; khám tổng trạng (đo nhiệt độ, nghe tim phổi, huyết áp) để đảm bảo người tiêm đủ điều kiện nhận được liều vắc xin.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh cấp tính và rối loạn đông máu có thể chủng ngừa khi được điều trị ổn định, tránh các phản ứng sốc không mong muốn trong quá trình tiêm. Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai, hiện không có bằng chứng cho thấy mũi ngừa HPV sẽ ảnh hưởng hoặc gây hại cho thai nhi, tuy nhiên vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định vắc xin an toàn với thai phụ. Phụ nữ nên hoàn thành lịch tiêm vắc xin trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng, nếu chưa hoàn thành lịch tiêm thì cần tạm hoãn và tiêm tiếp sau khi sinh con.

*P.V: Có quan niệm cho rằng chỉ những người chưa quan hệ tình dục mới cần tiêm phòng HPV. Bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này?

- Bác sĩ A Thị Hải Vân: Vắc xin phòng ngừa HPV giúp cơ thể tạo được miễn dịch và cho hiệu quả phòng bệnh. Việc quan hệ tình dục không đồng nghĩa với nguy cơ đã nhiễm tất cả các chủng HPV. Vì vậy, vắc xin HPV có thể bảo vệ người đã quan hệ tình dục khỏi các chủng HPV mà họ chưa từng tiếp xúc hoặc lây nhiễm. Do đó, quan niệm cho rằng chỉ những người chưa quan hệ tình dục mới cần tiêm phòng HPV là hoàn toàn không chính xác

*P.V: Mặc dù vắc xin Gardasil 9 hiện nay đã được chỉ định có thể tiêm được cho nam giới. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa HPV từ trước tới nay vẫn luôn được xem là dành cho nữ giới. Vậy, theo bác sĩ, việc tiêm ngừa HPV cho nam giới có phải là điều cần thiết hay không?

- Bác sĩ A Thị Hải Vân: Nam giới cũng có nguy cơ nhiễm virus tương tự nữ giới, thậm chí khả năng lưu hành HPV sinh dục ở nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi và không thuyên giảm theo độ tuổi.

91% nam giới có quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm HPV trong suốt cuộc đời và khả năng đào thải virus thấp hơn phụ nữ 26%. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều không có triệu chứng cụ thể, do đó rất khó nhận biết tình trạng nhiễm và khi nào virus lây lan.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet cho thấy gần 1/3 tổng số nam giới trên 15 tuổi bị nhiễm ít nhất một loại HPV và 1/5 bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV. Hiện chưa có biện pháp sàng lọc ung thư do HPV đối với nam giới như biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Do đó, tiêm ngừa HPV được xem là giải pháp bảo vệ nam giới hiệu quả trước bệnh mụn cóc sinh dục và các bệnh lý ung thư nguy hiểm như hầu họng, dương vật, hậu môn. May mắn là hiện Việt Nam đã có vắc xin Gardasil 9 tiêm được cho nam giới từ 9-45 tuổi với hiệu quả bảo vệ hơn 90%.

*P.V: Có thể thấy, vắc xin Gardasil 9 còn được gọi là vắc xin “bình đẳng giới” vì có thể tiêm được cho cả nam và nữ, có thể bảo vệ chéo cho các giới. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin Gardasil 9 đang có giá thành khá cao so với vắc xin Gardasil đã được phổ biến từ lâu. Vậy bác sĩ có thể cho biết ngoài những tiêu chí về giới tính và độ tuổi thì đâu là những lí do để mọi người lựa chọn tiêm vắc xin Gardasil 9?

- Bác sĩ A Thị Hải Vân: Hiện Việt Nam có hai loại vắc xin phòng HPV là Gardasil ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18 và Gardasil 9 ngừa 9 chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Qua đó có thể thấy, ngoài những tiêu chí về giới tính và độ tuổi, vắc xin Gardasil 9 có khả năng ngừa được nhiều chủng HPV hơn so với vắc xin Gardasil truyền thống. Ngoài ra, nếu Gardasil có phác đồ 3 mũi cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi thì vắc xin Gardasil có phác đồ chỉ 2 mũi ở trẻ từ 9-14 tuổi và 3 mũi cho người từ 15-26 tuổi. Do đó, ngoài tiêu chí về giới tính và tuổi tác, việc có thể phòng ngừa được nhiều chủng HPV hơn và giảm số mũi tiêm cho trẻ từ 9-14 tuổi cũng là những tiêu chí quan trọng để mọi người cân nhắc chọn Gardasil.

*P.V: Thưa bác sĩ, theo thông tin khuyến cáo từ các chuyên gia, nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản từ 21 tuổi trở lên cần thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳđể phát hiện sớm những thay đổi bất thường, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh và những biến chứng nguy hiểm. Vậy sau khi tiêm HPV, liệu có cần thiết phải xét nghiệm tế bào cổ tử cung nữa hay không?

- Bác sĩ A Thị Hải Vân: Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp dự phòng ung thư cổ tử cung cấp 1 kết hợp với biện pháp dự phòng cấp 2 và cấp 3 là tầm soát, phát hiện các tổn thương sớm của tổn thương cổ tử cung.

Có thể thấy, dù vắc xin HPV có được những lợi ích phòng bệnh, tiết kiệm chi phí và hiện được các cơ quan y tế khuyến cáo tiêm cho tất cả mọi người, nhưng vắc xin HPV hiện tại chỉ phòng được 9 chủng HPV chứ chưa phòng được tất cả các chủng HPV nguy cơ cao. Do đó, phụ nữ vẫn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung do mắc các chủng HPV khác không có trong vắc xin. Vì vậy, phụ nữ đã tiêm vắc xin vẫn được khuyến cáo xét nghiệm, sàng lọc ung thư cổ tử cung theo định kỳ và tần suất như những người chưa tiêm phòng.

*P.V: Cảm ơn bác sĩ vì những thông tin hữu ích này!

Hiện nay, việc tiêm ngừa HPV đã trở nên phổ biến và dễ dàng. Tuy nhiên, khách hàng cần lựa chọn những cơ sở tiêm chủng chuyên nghiệp, uy tín, an toàn và phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt ba quy trình sau:

  • Quy trình bảo quản, vận chuyển, cấp phát vắc xin toàn diện

Vắc xin là chế phẩm sinh học rất dễ biến chất, tác động bởi nhiệt độ ánh sáng, cần bảo quản trong điều kiện đặc biệt mới đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả phòng bệnh và tránh tai biến cho người tiêm.

Do đó, cơ sở tiêm chủng uy tín phải đảm bảo có hệ thống bảo quản vắc xin đạt chuẩn chất lượng GSP gồm hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh (xe lạnh, tủ lạnh, thùng lạnh bảo quản vắc xin), đảm bảo vắc xin được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ xuyên suốt từ 2-8 độ C từ kho lạnh đến phòng tiêm. Hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh phải được trang bị các thiết bị tự động theo dõi nhiệt độ 24/7 để đảm bảo nhiệt độ bảo quản vắc xin không vượt ngưỡng cho phép.

  • Quy trình thực hành tiêm chủng an toàn và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn

Vắc xin phải được tổ chức tiêm chủng trong quy trình tiêm chủng an toàn, đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc, điều dưỡng được trang bị đầy đủ kỹ năng an toàn tiêm chủng, tiêm nhẹ nhàng, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn, xử trí phản ứng sau tiêm bài bản thì mới đảm bảo an toàn.

Khu vực tiêm, phòng tiêm phải thường xuyên được khử khuẩn. Trước khi thực hiện tiêm chủng cho khách hàng, điều dưỡng phải tuân thủ các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn như vô trùng tay trước khi tiếp xúc với vắc xin và cơ thể của khách hàng, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Quy trình theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chuyên nghiệp

Cơ sở tiêm chủng an toàn, uy tín phải đầu tư phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ chủng loại và cơ số thuốc cấp cứu, trang thiết bị theo tiêu chuẩn của các cơ quan y tế và Bộ Y tế. Toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng, các quy trình, thực hành xử trí phản ứng sau tiêm bài bản để kịp thời xử trí khi có sự cố xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

(GLO)- Chỉ còn ít phút nữa, 4 nhà leo núi sẽ chính thức tranh tài vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Trước giờ G, khán giả phố núi đang có mặt tại điểm cầu Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến Nguyễn Quốc Nhật Minh. 

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

  • (GLO)- Để tiếp sức cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, tự tin, em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II để bước vào tranh tài ở trận chung kết. Cùng nhìn lại hành trình đáng tự hào của chàng trai Phố núi tại sân chơi trí tuệ này.

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

(GLO)- Thanh xuân của bạn đã rực rỡ hay chưa? Hãy cùng nghe câu chuyện của chị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon's Coffee Farm và quán cà phê "bây giờ và ở đây” để hiểu hơn về một người trẻ không ngại "sai số", trải nghiệm để thành công. Tất cả có tại Podcast Chuyện Người Gia Lai số 9.

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Cuộc tranh tài của 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024. Trong đó, Gia Lai có chàng trai Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương). Nhật Minh cũng là người mang cầu truyền hình Olympia đầu tiên về với tỉnh.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.