Thủ phủ hồ tiêu thất thủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá hồ tiêu trượt dốc không phanh, tiêu chết hàng loạt khiến hàng ngàn nông dân của Gia Lai khốn khổ với loại cây từng được ví là “vàng đen”, nhiều gia đình ngập trong nợ nần.

Nhiều vườn tiêu ở Gia Lai chết trụi
Nhiều vườn tiêu ở Gia Lai chết trụi



Theo thống kê của ngành nông nghiệp Gia Lai, diện tích hồ tiêu của tỉnh này hiện có hơn 16.000 ha, trong khi quy hoạch đến năm 2020 chỉ trên dưới 6.000 ha. Cùng với 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn ở VN.

Ngoài 2 huyện Chư Sê, Chư Pưh là thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai với thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, nông dân nhiều huyện còn lại như Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Prông… cũng đua nhau trồng. Những chân đất chưa bao giờ trồng hồ tiêu cũng có hàng trăm héc ta tiêu mọc lên. Giá tiêu ươm bầu từ 3.000 đồng/bầu được “thổi” lên 5.000 đồng/bầu, tiêu cắt cành lúc đỉnh điểm có giá đến 35.000 đồng/cành. Đó là lúc hồ tiêu đạt giá cao trong giai đoạn 2012 - 2016, đỉnh điểm có lúc lên đến 220.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu tăng cao giúp cho nhiều nông dân khốn khó trở thành những triệu phú. Nhiều nhà tầng khang trang mọc lên, ô tô được mua sắm… tạo nên những vùng dân cư trù phú. Rất nhiều nông dân sẵn sàng thế chấp “sổ đỏ” cho ngân hàng vay tiền mua đất trồng tiêu. Tính trung bình mỗi héc ta tiêu, ngoài tiền mua đất phải đầu tư vào 300 - 450 triệu đồng để trồng và đến năm thứ 4 mới bắt đầu cho thu hoạch.

Thế nhưng, cuối năm 2016, giá hồ tiêu tuột dốc không phanh, xuống còn 55.000 - 65.000 đồng/kg. Cả vùng trồng tiêu ảm đạm. Đã thiệt đơn lại thiệt kép, thời điểm này tiêu đổ bệnh. Những loại bệnh phổ biến chết nhanh, chết chậm chưa có thuốc đặc trị khiến nhiều nông dân khốn đốn, trắng tay và mang theo số nợ ngân hàng khó có cơ hội trả.

Tổng dư nợ tín dụng hồ tiêu tại Gia Lai theo thống kê đến thời điểm này là trên dưới 4.000 tỉ đồng, trong đó H.Chư Pưh có dư nợ tín dụng cao với trên dưới 1.000 tỉ đồng. Với năng suất 35,6 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 49.500 tấn và nếu giá cao như giai đoạn vàng son, số nợ trên chưa phải đáng lo. Song, như giá cả hiện nay, nông dân trồng tiêu may mắn lắm cũng chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít thì số nợ trên là nỗi ám ảnh.

Trong những năm qua, giá cà phê, cao su, hồ tiêu đều giảm khiến hàng chục ngàn nông dân Gia Lai cũng như Tây nguyên khó càng thêm khó. Thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai ngày nào, giờ đang thất thủ!

Trần Hiếu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null