Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.

Sau một thời gian làm công nhân tại TP.HCM, năm 2019 anh Phùng Ngọc Thuật quyết định trở về quê. Khi đó với anh, chuyện tìm được một công việc ổn định ở quê là không hề dễ dàng. "Thời gian đầu về quê mình cũng loay hoay trồng trọt, chăn nuôi. Sau khi tham khảo trên mạng xã hội, ý kiến của anh em đi trước, mình thấy dúi dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc nên đã đầu tư mua giống về nuôi...", anh Thuật kể.

Về quê lập nghiệp, anh Thuật có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng nhờ nuôi dúi. Ảnh: NVCC

Về quê lập nghiệp, anh Thuật có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng nhờ nuôi dúi. Ảnh: NVCC

Lúc đầu nuôi, anh mắc sai lầm khi chọn giống chưa thuần chủng và kém chất lượng nên một thời gian sau dúi chết hàng chục con. Sau cú sốc này, anh Thuật không nản lòng mà tiếp tục tham quan một số mô hình nuôi dúi ở nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm và đọc thêm tài liệu trên mạng. Anh tìm mua những giống dúi đạt chất lượng đã thuần chủng rồi tận dụng đất ở vườn nhà để trồng các loại cây làm thức ăn cho chúng. Nhờ đó, đàn dúi của anh Thuật sinh trưởng tốt và tỷ lệ hao hụt được kéo xuống mức rất thấp.

"Sau khi đã chọn được con giống khỏe mạnh, mình tiến hành thiết kế chuồng trại sao cho hợp lý. Do dúi là loài hoạt động về đêm nên không gian nuôi phải thoáng đãng, yên tĩnh và hạn chế tối đa ánh sáng trực tiếp chiếu vào", anh Thuật cho hay. Thức ăn của dúi chủ yếu là thân cây tre, ngô, mía, cỏ voi… Chúng ít bệnh, dễ chăm sóc, sức đề kháng tốt. Đặc điểm của loài này là không cần uống nước, lượng chất thải ít và khô nên thường một tuần mới phải dọn chuồng một lần.

"Nuôi dúi phải đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, phù hợp nhất từ 25 - 28 độ C. Để tránh dúi bị sốc nhiệt, mình áp dụng các biện pháp làm mát chuồng như dùng thêm quạt, tạo không gian mở. Nơi ở của dúi phải đảm bảo sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường", anh Thuật nói thêm.

Đến nay, anh Thuật đang có hơn 50 cặp dúi bố mẹ và hàng trăm con giống. Mỗi năm dúi mẹ sinh 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt từ 0,3 - 0,5 kg. Dúi thương phẩm nuôi 8 - 10 tháng có thể xuất chuồng, đạt trọng lượng 1,2 - 2 kg.

Hiện nay, anh Thuật vừa tăng đàn, vừa bán dúi giống và dúi thịt. Dúi giống được bán với giá dao động hơn 1 triệu đồng/cặp, tùy theo độ tuổi. Đối với dúi phối giống thì giá từ gần 2 triệu đồng/cặp. Dúi nuôi từ 8 tháng có thể bán thương phẩm với giá từ 500.000 - 700.000 đồng/kg.

Dúi dễ nuôi, nguồn thức ăn có thể trồng quanh nhà. Ảnh: NVCC

Dúi dễ nuôi, nguồn thức ăn có thể trồng quanh nhà. Ảnh: NVCC

Theo anh Thuật, giống dúi đạt chất lượng phải đẹp, hiền, còn dúi để làm thịt thường là những con già. "Thịt dúi thơm ngon, giàu chất đạm nên rất được ưa chuộng tại các nhà hàng. Hiện tại mình bán dúi tới khắp các tỉnh thành miền Bắc, đồng thời mở thêm 2 trang trại để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao. Trung bình mỗi tháng mình kiếm được 40 - 50 triệu đồng từ nuôi dúi", anh Thuật nói.

Anh Lương Ngọc Tân, Phó bí thư Huyện đoàn Tân Sơn, cho hay anh Phùng Ngọc Thuật không chỉ khởi nghiệp thành công mà còn rất nhiệt tình hỗ trợ những anh em khác tại địa phương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi, cùng nhau phát triển.

"Dúi được nuôi tại địa phương luôn đạt chất lượng, chuồng trại sạch sẽ, nguồn thức ăn chủ yếu được trồng tại gia. Các bạn nuôi dúi cũng yên tâm vì chính quyền địa phương sẵn sàng kết nối với các thương lái, hỗ trợ đầu ra...", anh Tân cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.