Thiếu nữ bán hoa tươi bị cây ngã đè tử vong mùng 4 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một thời gian cấp cứu, cô gái bán hoa tươi dịp lễ tình nhân bị cây ngã đổ đè trúng, đã tử vong vào mùng 4 Tết.

Chiều 13-2 (mùng 4 Tết), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) cho biết thiếu nữ N.T.H.T. (17 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột) vừa tử vong.

Thiếu nữ bị cây đè khi đang bán hoa tươi phục vụ lễ tình nhân

Thiếu nữ bị cây đè khi đang bán hoa tươi phục vụ lễ tình nhân

T. là nạn nhân bị cây xanh đổ ngã, đè trúng người vào sáng cùng ngày trên đường Phan Chu Trinh, phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột khi đang bán hoa tươi phục vụ nhu cầu mua sắm ngày Valentine sắp tới.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, khoảng 9 giờ 15 phút cùng ngày, một cây tùng hàng chục năm tuổi bên trong khuôn viên Tòa Giám mục Giáo phận Buôn Ma Thuột bất ngờ ngã đổ, đè lên người 1 thiếu nữ đang bán hoa tươi bên lề đường phục vụ nhu cầu mua sắm ngày lễ tình nhân.

Phần gốc của cây tùng bị mục rỗng

Phần gốc của cây tùng bị mục rỗng

Sau đó, thiếu nữ được người dân xung quanh gọi xe đưa đi Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh cấp cứu.

Đại diện Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh cho biết lúc 9 giờ 45 phút, bệnh viện tiếp nhận nạn nhân N.T.H.T. trong tình trạng đa chấn thương nặng, hôn mê.

Ngay sau đó, các bác sĩ đã hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Theo chẩn đoán ban đầu, nạn nhân bị gãy xương đùi, vỡ xương gót chân, gãy nhiều xương sườn, tổn thương cột sống, chấn thương não...

Sau khi sơ cứu, T. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và tử vong sau đó.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.