Thành phố thông minh chưa có nền tảng thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với tham vọng đến năm 2030 Việt Nam xây dựng 30 đô thị thông minh, hiện đã có 30 địa phương được phê duyệt dự án phát triển này.
Mới đây, dự án Thành phố Thông minh quy mô gần 4,2 tỷ USD đã chính thức khởi công tại Đông Anh. Dự án được lập dựa trên đồ án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài có chiều dài hơn 11km với 5 hợp phần.
 
Phối cảnh khu trung tâm dự án thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội
Dự án được quảng cáo là thành phố thông minh đầu tiên ở Việt Nam khi ứng dụng khoa học công nghệ. Yếu tố thông minh được dựa trên năng lượng, giao thông, quản trị, kinh tế và đời sống, bằng các công nghệ hiện đại như 5G, nhận diện khuôn mặt, công nghệ blockchain, hệ thống giám sát chất lượng không khí, nước, thời tiết, nguy cơ thảm họa.
Dự án cũng dự kiến triển khai hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường, kết nối khu vực thành phố thông minh với trung tâm Hà Nội bằng hệ thống đường giao thông đô thị và tàu điện.
Trước thực trạng quá tải dân số, áp lực hạ tầng nội đô ở các thành phố lớn, và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay, một thành phố thông minh khi thực hiện được những tiêu chí như trên sẽ là giải pháp tối ưu để giải quyết mọi vấn đề bất cập còn tồn tại.
Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh đã, đang và sắp được triển khai trên 30 tỉnh thành nhưng vẫn còn nhiều vấn đề lúng túng, bất cập.
Hiện chúng ta chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách cụ thể về đô thị thông minh. Hệ lụy của việc thiếu quy chuẩn dẫn đến các thành phố khi thực hiện xây dựng thành phố thông minh phải loay hoay không biết nên thực hiện như thế nào.
Điều này cũng phần nào hiện rõ khi tại lễ động thổ dự án Thành phố thông minh phía Bắc Sông Hồng, chủ đầu tư hơn 1 lần khẳng định: “Nếu được cho cơ chế và bàn giao mặt bằng sạch, chủ đầu tư sẽ hoàn thành hợp phần 1 trong 24 tháng” mà không đưa ra bất kỳ một con số nào cho thấy thời điểm dự án sẽ hoàn thành.
Hay như TP.HCM, mặc dù là thành phố đi đầu cả nước trong phát triển kinh tế lẫn công nghệ, tuy nhiên theo Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, TP đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thành phố thông minh.
Ví dụ như khi triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh vì đây là việc chưa từng có tiền lệ, chưa có mô hình tương tự với điều kiện như của TP.HCM để tham khảo. Trong khi đó các trung tâm dạng này khi được triển khai tại các nước như Mỹ, Anh, Nga, Pháp thì chi phí đầu tư rất lớn, thời gian triển khai lâu dài trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cao. Trong khi đó, trình độ ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý hạ tầng đô thị của TP.HCM còn thua kém các nước phát triển. Do đó, việc triển khai đã gặp nhiều khó khăn.
Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, Singapore đã phát triển trở thành một thành phố hiện đại mang tầm quốc tế và hiện đang dẫn đầu cuộc đua xây dựng thành phố thông minh toàn cầu.
Thành công của Singapore một phần là nhờ nỗ lực của chính phủ nước này. Họ không phải vật lộn với sự quan liêu của bộ máy chính quyền cấp nhà nước; mặt khác, qua việc triển khai dứt điểm và thành công nhiều sáng kiến, họ cũng đã xây dựng được lòng tin và sự uy tín.
Cùng với mặt bằng trình độ công nghệ cao và cơ sở hạ tầng vững chắc, thành phố này có thể tập trung toàn lực vào việc biến giấc mơ thành phố công nghệ thành hiện thực.
Quay trở lại Việt Nam, trong khi cơ quan quản lý vẫn đang loay hoay quản lý đô thị thì vẫn lộ ra cả trong những quy định không đi vào cuộc sống. Nói phải giãn dân nhưng chung cư mấy chục tầng cứ phê duyệt ở trung tâm nội đô hay TP.HCM đã bỏ tới 10.000 tỷ đồng đầu tư chống ngập mà vẫn chưa đâu vào đâu.
Để tạo dựng được thành phố thông minh cần phải đảm bảo xây dựng chính quyền đô thị nhất thể hoá, quản lý từ trên xuống dưới. Đồng thời, phải có quy hoạch đủ tốt, có chương trình hành động cụ thể và phải có một hệ thống cơ chế chính sách huy động đủ lượng vốn để thực hiện nó.
Hơn lúc nào hết, Chính phủ và các Bộ, ngành hãy ngồi lại, rà soát lại quy hoạch tổng thể để có quyết sách trúng và đúng cho phát triển thành phố thông minh. Không thể chần chừ trong xây dựng chính quyền điện tử, đồng thời coi ứng dụng công nghệ số là hướng mở cho tư duy mới.
Linh Vân (Diễn đàn doanh nghiệp)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.