Thanh niên Đak Pơ liên kết phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp của thanh niên ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã và đang phát huy hiệu quả trong liên kết phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Anh Ngô Minh Ngọc-một trong 14 thành viên CLB Thanh niên nuôi bò thị trấn Đak Pơ. Ảnh: Thiên Di
Anh Ngô Minh Ngọc (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) là 1 trong 14 thành viên cốt cán của CLB Thanh niên chăn nuôi bò thị trấn Đak Pơ. Ảnh: Thiên Di

Anh Ngô Minh Ngọc (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) là 1 trong 14 thành viên cốt cán của CLB Thanh niên chăn nuôi bò thị trấn Đak Pơ. Trò chuyện với chúng tôi, anh Ngọc kể: “Mấy năm trước, mình thấy mô hình nuôi bò lai sinh sản cho thu nhập ổn định nên quyết định làm theo. Hiện nay, mình sở hữu đàn bò 17 con với thu nhập 100 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình ổn định hơn. Giữa năm 2021, mình tham gia CLB Thanh niên chăn nuôi bò thị trấn Đak Pơ với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi. Tham gia CLB là một quyết định đúng đắn bởi mọi người có thể trao đổi để giúp nhau cách chữa bệnh, tìm nơi mua bò giống tin cậy và thức ăn phù hợp. Vì thế, hoạt động chăn nuôi của gia đình đạt hiệu quả hơn, đàn bò sinh trưởng tốt, ít bệnh tật”.

Dẫn chúng tôi tham quan đàn bò của anh Ngọc, Bí thư Đoàn thị trấn Đak Pơ Ngô Hữu Mến chia sẻ về hiệu quả bước đầu của CLB: Trên địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò nhưng hình thức nuôi còn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, tháng 8-2021, Huyện Đoàn đã thành lập CLB chăn nuôi bò nhằm tập hợp đoàn viên cùng tham gia. Từ đó đến nay, ngoài việc phối hợp với cơ quan chuyên môn mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi bò, chúng tôi còn thành lập nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm. Nhờ vậy, nhiều đoàn viên, thanh niên, nhất là người dân tộc thiểu số có thêm kiến thức trong chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, một vài thành viên trong CLB đã thay đổi nếp nghĩ, đầu tư chuồng trại bài bản để nuôi bò lai sinh sản hoặc bò thịt nhằm mang lại thu nhập cao hơn.

 Mô hình CLB Thanh niên chăn nuôi gà của Đoàn xã Phú An (huyện Đak Pơ) góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên. Ảnh: Thiên Di
Mô hình CLB Thanh niên chăn nuôi gà của Đoàn xã Phú An (huyện Đak Pơ) góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên. Ảnh: Thiên Di


Một mô hình khác cũng đang phát huy hiệu quả trong việc giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao thu nhập là Tổ hợp tác đổi công làm rẫy ở xã Ya Hội. Tổ được thành lập từ tháng 7-2021 với 7 thành viên là đoàn viên, thanh niên của 4 làng. Từ khi về “ngôi nhà chung”, các thành viên luân phiên đổi công thu hoạch nông sản, gieo trồng. Mặt khác, các thành viên còn chia sẻ, động viên nhau về mặt tinh thần và truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Anh Đinh Lan-Phó Bí thư Đoàn xã, Chủ nhiệm Tổ hợp tác đổi công làm rẫy xã Ya Hội-thông tin: “Mặc dù mới thành lập nhưng tổ đã phát huy được hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa đoàn viên, thanh niên các làng trong xã. Tới đây, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này và triển khai thêm một vài mô hình khác nữa nhằm giúp đoàn viên, thanh niên có cuộc sống khấm khá hơn”.

Trên cơ sở các mô hình thí điểm, Huyện Đoàn Đak Pơ đã chỉ đạo, hướng dẫn thành lập thêm các CLB khác để giúp thanh niên, đoàn viên vươn lên làm giàu. Tháng 10-2021, Đoàn xã Tân An ra mắt CLB thanh niên làm cửa sắt với 11 thành viên. Mới đây nhất, Đoàn xã Phú An cũng ra mắt CLB thanh niên chăn nuôi gà. Từ khi thành lập đến nay, cả 2 CLB đều đã tập hợp được nhiều đoàn viên, thanh niên có chung đam mê, sở thích để cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển kinh tế, góp phần giải quyết nguồn lao động tại chỗ ở địa phương, tạo sức lan tỏa thúc đẩy thanh niên làm giàu.

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Vi Tình-Bí thư Huyện Đoàn Đak Pơ-cho biết: Tới đây, bên cạnh việc định hướng, tư vấn mô hình kinh tế hiệu quả để giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao thu nhập, chúng tôi sẽ nhân rộng thêm những mô hình, CLB hay tổ hội đã gặt hái được những kết quả khả quan trong thời gian qua. Điều này không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn củng cố niềm tin, tập hợp đông đảo đoàn viên, thanh niên trong huyện, nâng cao hiệu quả của hoạt động Đoàn ở địa phương.

 

 THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.