(GLO)- Ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần, khi nhà nhà đang quây quần chuẩn bị đón năm mới Quý Mão thì những người trồng dưa hấu tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai lại lặng lẽ trong những căn lều dựng tạm. Cũng giò, chả, bánh tét nhưng cảm giác đón Tết nơi đất khách quê người khiến họ không khỏi chạnh lòng.
(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.
(GLO)- Vì mưu sinh, nhiều nông dân ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên Gia Lai thuê đất trồng dưa hấu. Những ngày cận Tết cổ truyền, trong căn lều tạm, họ không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về gia đình. Ước vọng lớn nhất của nông dân trồng dưa lúc này là một vụ dưa hấu bội thu.
Tết đầu tiên ly hương, bạn tôi không về nhưng… tiền về. Hơn ba chục triệu dành dụm cả năm. Vợ nó sửa lại chái bếp, sắm quần áo cho con, mua hoa quả chưng bàn thờ tết... Ly hương đâu phải là buồn?
(GLO)- Tết Nguyên đán là dịp để những người con xa quê trở về sum họp với gia đình, người thân, cùng chung niềm vui đón năm mới. Thế nhưng, có không ít người phải ngậm ngùi đón Tết xa quê bởi hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện công việc… Bởi vậy, trong câu chuyện đón Tết của họ luôn chất chứa những nỗi niềm mà chỉ người xa quê mới thấu hiểu.