Tập đoàn Thuận An có chủ tịch vừa bị bắt trúng nhiều gói thầu 'khủng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập đoàn Thuận An, trước đây là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004.

Trong những năm gần đây, Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn có Chủ tịch và Tổng giám đốc vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”) liên tục trúng nhiều gói thầu xây lắp, bao gồm cả những gói thầu quy mô lớn, với tổng trị giá lên tới hơn 22 nghìn tỷ đồng.

2 tập thể và 32 cá nhân bị đề nghị kiểm điểm

Các bị can bị khởi tố liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Thuận An.

Các bị can bị khởi tố liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Thuận An.

Như Tiền Phong đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Căn cứ kết quả điều tra, CQĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ông Hưng, CQĐT cũng đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can khác, trong số này có 3 cán bộ của tỉnh Bắc Giang, gồm: Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”; Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sai phạm cụ thể của các bị can chưa được CQĐT Bộ Công an công bố, song theo tìm hiểu của PV, tại Bắc Giang, Tập đoàn Thuận An đảm nhận gói thầu số 7 của Dự án xây dựng cầu dây văng Đồng Việt và đường dẫn lên cầu. Tại công trình cầu dây văng Đồng Việt nối tỉnh Bắc Giang với Hải Dương, tập đoàn này là nhà thầu đảm nhận khối lượng công việc lớn nhất dự án với giá trị thi công gần 800 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, là người ký quyết định phê duyệt trúng thầu cho gói thầu nêu trên.

Đầu tháng 4 vừa qua, cơ quan thanh tra đã đề nghị kiểm điểm 2 tập thể và 32 cá nhân thuộc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vì để xảy ra vi phạm tại 8 dự án, trong đó có dự án cầu Đồng Việt.

Được biết, ông Nguyễn Văn Thạo, nguyên Phó Chủ tịch UBND Bắc Giang được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh từ ngày 1/1/2022.

Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.

Trúng 39 gói thầu với giá trị hơn 22 nghìn tỷ đồng

Được biết, không chỉ trúng thầu tại Bắc Giang, trong những năm gần đây, Tập đoàn Thuận An liên tục trúng nhiều gói thầu xây lắp, bao gồm cả những gói thầu quy mô lớn, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Tập đoàn này tham gia dưới nhiều hình thức như nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong các liên danh, và hiện đang thi công hàng loạt các dự án tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Tập đoàn Thuận An, trước đây là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004. Tập đoàn này nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào bất động sản.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, được biết, vào tháng 7/2020, liên danh gồm Công ty CP thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Hưng, Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành, và Công ty CP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu số 5 của dự án sửa chữa cầu Thăng Long. Giá trúng thầu đạt 242,8 tỷ đồng, giảm 0,2% so với giá gói thầu ban đầu là 243,4 tỷ đồng.

Đến năm 2023, Công ty CP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, đại diện pháp luật khi này là ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc (SN 1985) và ông Nguyễn Duy Hưng (SN 1974) là Chủ tịch HĐQT.

Theo tư liệu PV thu thập được, Tập đoàn Thuận An đã tham gia tổng cộng 51 gói thầu và đã trúng 39 gói thầu, trượt 8 gói, và 4 gói vẫn chưa có kết quả. Tổng giá trị của các gói trúng thầu là hơn 22,6 nghìn tỷ đồng. Trong số này, có hơn 8,2 nghìn tỷ đồng thuộc về các gói chỉ định thầu. Tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là hơn 144,3 tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An đã tham gia đấu thầu ở nhiều tỉnh thành khác nhau, như Hà Nội; Ninh Thuận; TP Hồ Chí Minh; Quảng Nam; Bắc Giang; Cần Thơ; Thái Nguyên; Bình Dương; An Giang; Đồng Tháp; Bến Tre; Hà Giang; Tuyên Quang; Trà Vinh; Sóc Trăng; Kiên Giang; Lạng Sơn và 28 gói thầu không xác định địa điểm cụ thể.

Một số gói thầu giao thông mà Tập đoàn Thuận An đã trúng gần đây bao gồm:

Tại tỉnh Lạng Sơn, liên danh Thuận An – Công ty CP Tập đoàn Xuân Quang và Công ty CP Vinadelta chiến thắng gói thầu số 7 với giá trị 878,3 tỷ đồng, thực hiện trong 370 ngày. Gói thầu thi công nâng cấp QL4B do Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư.

Tại TP Hà Nội, Tập đoàn Thuận An đã góp mặt ở các gói thầu dự án giao thông trọng điểm do Ban QLDA ĐTXD công trình Giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư. Các gói thầu bao gồm: Gói số 40 Thi công cầu vượt nút An Dương Vương - đường Thanh Niên với giá trị trúng thầu hơn 191 tỷ đồng, vai trò là Liên danh cùng với Công ty CP QLĐTXD Hồng Hà; Gói 02 thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với giá trị trúng thầu hơn 289 tỷ đồng, vai trò liên danh cùng Công ty CP cầu 7 Thăng Long.

Tại Quảng Ninh, Tập đoàn Thuận An là công ty đứng đầu trong liên danh 4 doanh nghiệp trúng gói thầu số 13 thi công xây dựng cầu Lạch Gạc 1, Lạch Gạc 2...đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông Quảng Ninh làm chủ đầu tư với giá trị hơn 706 tỷ đồng.

Gói thầu ở Hà Giang: Liên danh Thuận An trúng gói thầu số 04-XL thi công dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông Hà Giang làm chủ đầu tư, với giá trị 815 tỷ đồng.

Tại Đắk Lắk: Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu 03 thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh TP Buôn Ma Thuột do Ban QLDA ĐTXD CT giao thông và NNPTNT làm chủ đầu tư, giá trị hơn 514 tỷ đồng.

Tại Nghệ An: Tập đoàn này thực hiện gói thầu 14 thi công nâng cấp QL15A đoạn Km301+500 - Km333+200 do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư, giá trị hơn 60 tỷ đồng.

Tại tỉnh Tây Ninh, Liên danh Công ty CP Hải Đăng và Tập đoàn Thuận An trúng thầu gói thi công xây dựng công trình ĐT.793 đoạn từ Km0+00 đến Km24+00 và các cầu: Suối Núc, Kênh Tân Hưng, Suối Ky. Tại thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu ngày 31/7/2019, Chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh công bố giá trúng thầu là 300 tỷ đồng đồng, giảm 22,2 tỷ đồng, đây là gói thầu hiếm hoi của Thuận An đạt tỷ lệ tiết kiệm tới 6,9%.

Tại tỉnh Phú Yên, doanh nghiệp này trúng gói thầu 01 thi công nút giao khác mức đường số 2 KĐT Nam TP.Tuy Hoà do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Phú Yên làm chủ đầu tư, trị giá hơn 496 tỷ đồng. Ngoài ra, Thuận An cũng từng trúng gói thầu số 01EC thuộc dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam TP Tuy Hòa - đường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Phú Yên), trúng thầu tháng 3/2019 với giá hơn 496 tỷ đồng.

Tại TP HCM, Tập đoàn Thuận An đã trúng các gói thầu "khủng" giá trị lớn tới hơn 3.584 tỷ đồng, gồm: các gói thầu do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông làm chủ đầu tư (Gói XL05 thi công đường vành đai 3 qua TP.Thủ Đức với giá trị 2.303 tỷ đồng; Gói thầu XL02 thi công xây dựng hầm chui HC2 và trạm bơm dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với giá trị 262 tỷ đồng); các gói thầu do Ban QLDA ĐTXD Hạ tầng đô thị TP HCM làm chủ đầu tư (Gói XL04 và gói XL05 dự án Cầu Bưng đến cầu Tham Lương thuộc cải tạo kênh Tham Lương với giá trị 2 gói thầu hơn 1.000 tỷ đồng)...

Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An (Tập đoàn Thuận An) ra đời từ tháng 8/2004 với ngành nghề hoạt động chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Tại thời điểm tháng 10/2021, doanh nghiệp này thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông không công bố. Tới tháng 12/2021, Thuận An tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này