Tàn tích về thế giới ngoài hành tinh tuyệt chủng từ lâu còn lưu ở trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tàn tích của thế giới ngoài hành tinh đã tuyệt chủng từ lâu có thể đang nằm yên dưới bề mặt trái đất, theo các nhà khoa học.

Một vật thể khổng lồ va chạm với trái đất được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành mặt trăng. Ảnh: Đại học Rice.
Một vật thể khổng lồ va chạm với trái đất được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành mặt trăng. Ảnh: Đại học Rice.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các khối lớn nhất định ở sâu trong lòng đất có thể là sản phẩm của một vụ va chạm hành tinh thời tiền sử, Sputnik đưa tin.
Giả thuyết va chạm khổng lồ giả định, một hành tinh cổ đại có kích cỡ bằng sao Hỏa mang tên Theia đã va chạm với trái đất khoảng 4,5 tỉ năm trước. Một số mảnh vỡ do vụ va chạm này đã tập hợp lại sau đó trở thành mặt trăng.
Một nhóm nghiên cứu hiện nay cho rằng, các phần khác của thế giới ngoài hành tinh trong giả thuyết này có thể vẫn còn bên dưới bề mặt trái đất, Sputnik đưa tin.
Các nhà khoa học chỉ ra sự tồn tại của các tỉnh lớn có khối lượng trượt thấp (LLSVP) - hai khối đá đặc khổng lồ ở tầng thấp của lớp phủ trái đất.
Theo những giả thuyết trước đây, các khối này là "các phần của lõi trái đất đã bị vỡ ra", nhưng các nhà nghiên cứu hiện đánh giá các khối này có thể là kết quả của vụ va chạm hành tinh nói trên.
"Giả thuyết va chạm khổng lồ là một trong những mô hình được kiểm tra nhiều nhất về sự hình thành của mặt trăng, nhưng vẫn chưa tìm ra bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tồn tại của tác nhân va chạm Theia" - Qian Yuan, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên về động lực học lớp phủ ở Đại học Arizona, Mỹ, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
"Chúng tôi chứng minh rằng, về bản chất lớp phủ của Theia có thể đặc hơn vài phần trăm so với lớp phủ của trái đất, cho phép vật liệu ở Theia có thể chìm xuống tầng thấp nhất trong lớp phủ trái đất và tích tụ thành khối nhiệt hóa học và tạo ra các LLSVP" - chuyên gia này nói thêm.
Các nhà nghiên cứu lập luận thêm, các mô phỏng về sự kiện va chạm nói trên gợi ý rằng, ít nhất một số mảnh nguyên vẹn của lớp phủ Theia có thể đã tồn tại trong lớp phủ của trái đất trong suốt lịch sử trái đất.
"Các vật liệu nguyên thủy có thể bắt nguồn từ LLSVP. Điều này được giải thích rõ nếu các LLSVP bảo tồn các vật liệu lớp phủ Theia cổ hơn va chạm khổng lồ" - nhóm nghiên cứu thông tin thêm.
THANH HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm