Giải mã bí ẩn của loài thỏ biến dị chỉ biết 'trồng chuối'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phải mất gần 1 một thế kỷ các nhà khoa học mới hóa giải được bí ẩn đằng sau loài thỏ có năng lực 'trồng chuối' trên hai chi trước, theo báo cáo trên chuyên san PLOS Genetics.
 
Thỏ Sauteur d’Alfort có năng lực không giống bất kỳ loài thỏ khác. Ảnh: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Thỏ Sauteur d’Alfort có năng lực không giống bất kỳ loài thỏ khác. Ảnh: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Năm 1935, một loài thỏ vô cùng đặc biệt đã được tìm thấy ở vùng ngoại ô Paris của Pháp. Bất chấp tên gọi “Sauteur d’Alfort” (thỏ nhảy vùng Alfort), loài thỏ này không thể nhảy về phía trước như đồng loại, mà chỉ biết 'trồng chuối' (nhảy bằng 2 chân trước).
Bên cạnh đó, chúng nhiều khả năng bị cườm mắt và trở nên mù lòa theo thời gian.
Khi cần di chuyển, loài thỏ trên chỉ có thể bò chậm chạp trên 4 chân, trước khi đột ngột bật lên trong tư thế trồng chuối.
Giờ đây, một nhóm chuyên gia Đại học Porto (Bồ Đào Nha) đã phát hiện bí mật đằng sau thói quen kỳ lạ này ở thỏ Sauteur d’Alfort.
Sau khi giải mã thành công chuỗi gien di truyền ở loài thỏ trên, các nhà nghiên cứu xác định được chúng bị đột biến ở nhiễm sắc thể thứ nhất, cụ thể là gien RORB.
Đây là gien chịu trách nhiệm cho các động tác nhảy về phía trước ở loài thỏ, chuột túi. Đột biến ở gien này khiến loài thỏ ở Pháp không thể nhảy như bình thường mà thay vào đó trồng chuối trên hai chân trước.
“Thỏ mang theo đột biến ở RORB không thể tồn tại lâu trong môi trường hoang dã”, theo nhà di truyền học Miguel Carneiro, đồng tác giả báo cáo.
Theo Hạo Nhiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.