Tận thấy quy trình 'ru ong ngủ' để thu mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hằng năm vào thời điểm hoa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nở rộ cũng là lúc những người nuôi ong vào vụ thu mật. Để thu hoạch những giọt mật ong đặc sánh vàng óng, người nuôi và các thợ ong phải thực hiện nhiều công đoạn.

Tháng 3 là thời điểm lượng mật dồi dào, đàn ong khỏe mạnh.
Tháng 3 là thời điểm lượng mật dồi dào, đàn ong khỏe mạnh.
Nhiều người nuôi ong ở tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, công việc nuôi ong đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận, người nuôi ong phải yêu nghề mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
Nhiều người nuôi ong ở tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, công việc nuôi ong đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận, người nuôi ong phải yêu nghề mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
Trước khi thu hoạch, người thợ ong nhẹ nhàng mở thùng, kiểm tra chất lượng mật, cẩn thận quan sát trước khi dùng khói hun giúp đàn ong "hiền hơn" để thuận lợi thu hoạch mật.
Trước khi thu hoạch, người thợ ong nhẹ nhàng mở thùng, kiểm tra chất lượng mật, cẩn thận quan sát trước khi dùng khói hun giúp đàn ong "hiền hơn" để thuận lợi thu hoạch mật.
Những người thợ ong phải trang bị các bộ đồ bảo hộ, đội mũ lưới che kín mặt để tránh bị ong tấn công.
Những người thợ ong phải trang bị các bộ đồ bảo hộ, đội mũ lưới che kín mặt để tránh bị ong tấn công.
Những cầu ong óng ánh sắc vàng, căng tràn mật ngọt, mang đến niềm vui cho người nuôi ong.
Những cầu ong óng ánh sắc vàng, căng tràn mật ngọt, mang đến niềm vui cho người nuôi ong.
Người thợ rũ nhẹ từng cầu mật, cẩn thận loại bỏ những chú ong còn bám lại sau khi lấy ra từ thùng nuôi.
Người thợ rũ nhẹ từng cầu mật, cẩn thận loại bỏ những chú ong còn bám lại sau khi lấy ra từ thùng nuôi.
Sau khi được lấy ra khỏi thùng, những cầu ong được mọi người đưa vào khu vực quay mật.
Sau khi được lấy ra khỏi thùng, những cầu ong được mọi người đưa vào khu vực quay mật.
Công đoạn cắt sáp ong trước khi quay mật là một bước quan trọng trong quy trình thu hoạch mật ong.
Công đoạn cắt sáp ong trước khi quay mật là một bước quan trọng trong quy trình thu hoạch mật ong.
Sau khi cắt xong, các cầu mật được xếp cẩn thận vào thùng quay.
Sau khi cắt xong, các cầu mật được xếp cẩn thận vào thùng quay.
Khi mật đã được vắt, các cầu ong được trả lại vào thùng ong để ong có thể tiếp tục sản xuất mật mới. Gia đình ông Vũ Hữu Cao (SN 1977, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, hiện có 900 đàn ong. Theo ông Cao, ong là loài rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Khi đặt ong chọn những khu vực canh tác cà phê sạch, an toàn.
Khi mật đã được vắt, các cầu ong được trả lại vào thùng ong để ong có thể tiếp tục sản xuất mật mới. Gia đình ông Vũ Hữu Cao (SN 1977, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, hiện có 900 đàn ong. Theo ông Cao, ong là loài rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Khi đặt ong chọn những khu vực canh tác cà phê sạch, an toàn.
Mật ong hoa cà phê có màu vàng nhạt, vị ngọt thanh và có độ sánh đặc trưng. Loại mật ong này không bị ngả màu hay đóng đường dù để lâu ngày.
Mật ong hoa cà phê có màu vàng nhạt, vị ngọt thanh và có độ sánh đặc trưng. Loại mật ong này không bị ngả màu hay đóng đường dù để lâu ngày.
Mật ong sau khi thu hoạch được người nuôi ong đóng vào từng can để bảo quản, xuất bán.
Mật ong sau khi thu hoạch được người nuôi ong đóng vào từng can để bảo quản, xuất bán.

Theo Nguyễn Thảo (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null